Luật đấu thầu đất đai cần lưu ý những gì? Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất? Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất? Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá? Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất? Điều kiện để đăng ký tham gia đấu giá quyền sử dụng đất? Sky Invest sẽ trình bày chi tiết về luật đấu thầu nhà đất trong bài viết bên dưới, cùng đón xem nhé!
Đấu thầu đất đai hay đấu giá quyền sử dụng đất đang là vấn đề được quan tâm khi mà hoạt động này ngày càng được diễn ra phổ biến hơn. Những thắc mắc về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất được pháp luật giải thích và quy định rất rõ tại Luật đất đai 2013:
QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU ĐẤT ĐAI
1/ Nguyên tắc đấu thầu đất đai và đấu giá quyền sử dụng đất
Dựa trên quy định về đấu thầu đất đai/đấu giá quyền sử dụng đất, quy định phải được thực hiện theo một nguyên tắc nhất định, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật này. Quy định nguyên tắc đấu giá dựa trên nguyên tắc hoạt động đấu giá nói chung và đặc điểm riêng của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất. Theo quy định điều 117 – Luật đất đai 2013 thì hoạt động này phải đảm bảo được 2 nguyên tắc sau:
- Đấu giá quyền sử dụng đất phải được thực hiện công khai, liên tục, trung thực, bình đẳng, khách quan, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
- Việc đấu giá QSDĐ phải đúng thủ tục, trình tự theo pháp luật quy định về các điều khoản đất đai và đấu giá tài sản.
2/ Trường hợp đấu thầu đất đai và đấu giá quyền sử dụng đất
Không phải tất cả các trường hợp đều được tiến hành đấu thầu/đấu giá đất đai. Chỉ có những trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định được nên trong bộ Luật đất đai 2013 điều 118 mới đủ điều kiện, cụ thể như sau:
- Đầu tư XD nhà ở để cho thuê hoặc để bán hoặc cho thuê mua;
- Đầu tư XD kết cấu hạ tầng hạ tầng để cho thuê hoặc chuyển nhượng;
- Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho ĐTXD kết cấu HT;
- Sử dụng đất TM, DV; đất cơ sở SX phi nông nghiệp;
- Làm muối; SX nông – lâm nghiệp; nuôi trồng thủy sản;
- Giao đất, cho thuê đất với trường hợp đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý cơ sở hoạt động sự nghiệp, trụ sở làm việc, cơ sở SX, KD mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
- Giao đất ở tại nông thôn, đô thị cho cá nhân và hộ gia đình;
- Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng hoặc tiền thuê đất.
3/ Trường hợp không được đấu thầu đất đai và đấu giá quyền sử dụng đất
Bên cạnh việc các trường hợp được phép tham gia đấu giá QSDĐ, luật đất đai 2013 cũng đưa ra các trường hợp không được phép tham gia:
- Giao đất không thu tiền SDĐ;
- SDĐ được miễn tiền SDĐ, tiền thuê đất quy định tại Luật Đất đai 2013 điều 110;
- Các trường hợp sử dụng đất tại các điểm b, g khoản 1 và 2 Điều 56 của Luật này;
- SDĐ vào mục đích hoạt động khai thác khoáng sản;
- Sử dụng đất để thực hiện dự án ĐTXD nhà ở tái định cư, NOXH và nhà ở công vụ;
- Giao đất ở cho công chức, viên chức, cán bộ chuyển nơi công tác theo quyết định điều động nhân sự của cơ quan có thẩm quyền;
- Giao đất ở cho cá nhân, hộ gia đình có HKTT tại xã mà không có đất ở và vẫn chưa được Nhà nước giao đất ở;
- Giao đất ở cho cá nhân, hộ gia đình có HKTT tại vùng có điều kiện KTXH khó khăn, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và vẫn chưa được Nhà nước giao đất ở;
- Các trường hợp khác do Thủ tướng CP quyết định.
4/ Điều kiện tổ chức đấu thầu đất đai và đấu giá quyền sử dụng đất
Đối với những cơ quan chức năng là đơn vị tổ chức đấu thầu QSDĐ chỉ được tổ chức đấu thầu nhà đất khi có đủ các điều kiện theo pháp luật hiện hành quy định:
- Đã có kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện được cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước; đất đã được giải phóng mặt bằng;
- Có phương án đấu giá QSDĐ được cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Những quy định nêu trên ngoài đảm bảo cho quy trình đấu thầu đất đai và QSDĐ được diễn ra thuận lợi, còn đảm bảo công bằng, minh bạch cho những chủ thể tham gia vào hoạt động này. Hơn thế nữa, vì nhà ở và đất đai là những tài sản mang giá trị lớn nên càng quy định rõ ràng bao nhiêu thì việc SDĐ sau đấu giá được đảm bảo hiệu quả bấy nhiêu.
5/ Người tham gia đấu thầu đất đai và đấu giá quyền sử dụng đất
Khi tham gia vào hoạt động đấu giá thì trong từng trường hợp nhất định mà điều kiện của người tham gia cần phải đáp ứng là khác nhau.
Điều 118 – Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 – Luật đất đai 2013; phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật đất đai 2013 đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
6/ Xác định giá khởi điểm để đấu thầu nhà đất và đấu giá quyền sử dụng đất
Giá khởi điểm bao giờ cũng là điều được các chủ thể tham gia đấu giá quan tâm, liệu họ có đủ khả năng tài chính để tham gia hoạt động này hay không? Theo quy định tại Thông tư 02/2015/ TT-BTC đưa ra căn cứ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.
7/ Việc thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt
Điều 5 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTHMT-BTP, Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt được thành lập trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất là thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với đất để thực hiện dự án có giá trị lớn khi giá trị quyền sử dụng đất của toàn bộ thửa đất tính theo giá đất trong bảng giá đất từ 500 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh
- Trường hợp thứ hai thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại xã thuộc địa bàn miền núi cách trung tâm tỉnh lỵ từ 60 km trở lên mà tại địa bàn huyện nơi giao đất, cho thuê đất không có tổ chức có chức năng bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những điều cơ bản nhất của hoạt động đầu thầu đất đai và đấu giá quyền sử dụng đất. Căn cứ vào đây thì các chủ thể biết được quyền cũng như nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động này.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC BÁN ĐẤU THẦU NHÀ ĐẤT
Người có tài sản đấu thầu có quyền lựa chọn tổ chức đấu thầu, hình thức bán đấu thầu theo quy định tại NĐ 62/2017/NĐ-CP để bán đấu thầu tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng bán đấu thầu tài sản được ký kết giữa bên chủ thể bán đấu thầu tài sản và người có tài sản bán đấu thầu hoặc người đại diện của người đó.
Tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết hoạt động bán đấu giá tài sản là bất động sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nơi có bất động sản bán đấu giá, chậm nhất là 30 ngày trước cuộc mở bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.
Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia và một khoản tiền đặt trước. Mức phí tham gia sẽ được thu theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Khoản tiền ứng trước do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa là 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Khoản tiền đặt trước này sẽ nộp trực tiếp cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
Buổi bán đấu thầu đất đai phải được diễn ra liên tục theo trình tự:
- Đấu giá viên mở đầu cuộc bán đấu giá
- Giới thiệu chương trình và người hỗ trợ
- Thông báo nội quy buổi đấu giá
- Công bố danh sách người đăng ký tham gia bán đấu giá và điểm xanh xác định người tham gia đấu giá;
- Giới thiệu tài sản sản đấu giá
- Nhắc lại mức giá khởi điểm
- Thông báo bước giá và thời gian nhiều nhất để đưa ra quyết định giữa các lần trả giá (nếu có);
- Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu thầu trả giá. Sau mỗi lần trả, đấu giá viên thông báo công khai về mức giá đã trả cho người tham gia đấu giá.
- Nếu sau ba lần đấu giá viên lặp lại mức giá cao nhất đã được đưa ra mà không có ai ra giá cao hơn thì đấu giá viên công bố người giành được tài sản bán đấu giá. Sau khi đấu giá viên công bố, người mua được tài sản được coi là đã chấp nhận giao kết HĐ mua bán tài sản đấu giá.
Trong trường hợp mức giá cao nhất được công bố thấp hơn so với mức giá khởi điểm thì cuộc đấu giá coi như không thành. Mọi diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá tài sản. Biên bản này phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành, người ghi biên bản, một người tham gia đấu giá và một người tham dự đấu giá (nếu có). Kết quả cuộc đấu giá sẽ được ghi vào sổ ĐK bán đấu giá tài sản.
Hoạt động mua bán tài sản đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu đất. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chấp nhận quyền sở hữu đất, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản bán đấu giá.