Cao tốc Bắc – Nam (CT01), là tên gọi của một tuyến đường cao tốc tại Việt Nam, thông suốt 2 miền Nam Bắc. Được biết, theo kế hoạch xây dựng thì tuyến đường cao tốc Bắc Nam sau khi hoàn thiện sẽ có quy mô chiều dài 1.811km. Với điểm đầu là nút giao Pháp Vân (Hà Nội) và điểm cuối là nút giao Chà Và (Cần Thơ). Để nắm được thêm những thông tin hữu ích về tuyến đường này, hãy cùng tìm hiểu thông tin bản đồ quy hoạch cao tốc Bắc – Nam đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về tuyến cao tốc Bắc – Nam
Cao tốc Bắc – Nam có ký hiệu là CT01, là tên gọi của một tuyến đường cao tốc tại Việt Nam. Cao tốc Bắc – Nam nằm sát quốc lộ 1A huyết mạch. Tuy nhiên, tuyến cao tốc Bắc – Nam chỉ nối Hà Nội đến Cần Thơ. Sự ra đời của tuyến cao tốc này nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở lớn, đảm bảo độ cao, an toàn và kết nối thuận lợi các trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội, TPHCM và 20 tỉnh, thành thị.
Cao tốc Bắc – Nam có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông cả nước. Và tất nhiên, tuyến đường này đang trải qua quá trình dài để xây dựng, tiến đến hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Tên đầy đủ | Đường cao tốc Bắc Nam |
Vị trí | Gần với Quốc lộ 1A huyết mạch |
Quy mô | 1.811km |
Kí hiệu | CT.01 |
Nguồn đầu tư | Nguồn vốn trái phiếu chính phủ, đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), đầu tư theo hình thức đầu tư công |
Quy hoạch | Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quy hoạch 6 đến 10 làn xe trên mỗi tuyến cao tốc. |
Phương án triển khai | Giải phóng mặt bằng toàn tuyến, Bộ GTVT lập lại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi |
Phương án huy động vốn | Từ các ngân hàng thương mại trong nước, phát hành trái phiếu công trình, các ngân hàng đầu tư cơ sở và bảo lãnh chính phủ. |
Phương án huy động vốn | Từ các ngân hàng thương mại trong nước, phát hành trái phiếu công trình, các ngân hàng đầu tư cơ sở và bảo lãnh chính phủ. |
Với thông tin tổng quan trên đây thì có thể khẳng định đường cao tốc Bắc Nam là dự án mang tầm cỡ quốc gia, có tổng số vốn đầu tư lớn và hứa hẹn đóng vai trò vô cùng quan trọng kết nối các tuyến đường quan trọng trong cả nước. Liên kết mật thiết và chặt chẽ các đầu nút giao thông trọng yếu giúp quá trình vận chuyển, giao thương, luân chuyển hàng hóa nhanh chóng hơn.
Mục tiêu xây dựng cao tốc Bắc – Nam
- Hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, đảm bảo kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Tập trung xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Nam, ưu tiên tuyến đường cao tốc nối Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tuyến cảng biển lớn.
- Tạo nên khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại, góp phần hội nhập khu vực, quốc tế.
- Đảm bảo liên kết được với mạng đường bộ hiện có, đảm bảo môi trường, cảnh quan.
- Góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM.
- Hoạch định các tuyến đường cao tốc với quy mô hoàn chỉnh, có thể phân kỳ xây dựng để phù hợp lưu lượng xe, khả năng huy động nguồn vốn, tiến hành quản lý quỹ đất để hạn chế chi phí giải phóng mặt bằng.
Quy hoạch phát triển mạng lưới cao tốc Bắc Nam
Theo quy hoạch ban đầu, cao tốc Bắc – Nam dài phía đông 1811 km, bắt đầu từ Pháp Vân (Hà Nội) đến TP Cần Thơ. Tuy nhiên, theo quy hoạch đường bộ năm 2021 – 2023, cao tốc Bắc Nam có độ dài 3083 km, bắt đầu tư Lạng Sơn và kết thúc ở Cà Mau. Như vậy, cao tốc Bắc Nam cũng có điểm bắt đầu và kết thúc tương tự như quốc lộ 1A.
Quy mô đường cao tốc Bắc – Nam
Cao tốc Bắc – Nam được quy hoạch 2 tuyến, tốc độ thiết kế trong khoảng 100km/h – 120km/h. Quy mô cao tốc từ 4-6 làn xe. Cụ thể đó là:
- Cao tốc Bắc – nam phía Đông: Chiều dài 1.941 km, gồm 16 đoạn tuyến với các điểm nút: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận và Cần Thơ.
- Cao tốc Bắc – Nam: Chiều dài 1321km, qua địa phận 23 tỉnh, thành phố đó là: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang.
Cao tốc Bắc – Nam có tổng đầu tư là 229.829 tỷ đồng. Nhà đầu tư đã huy động được 136.286 tỷ đồng, nhà nước là 93.534 tỷ đồng.
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc
Tại khu vực phía Bắc, có 07 tuyến đường kết nối thủ đô Hà Nội, tổng chiều dài 1.099km. Đó là các tuyến:
Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh | 130 km |
Hà Nội – Hải Phòng | 105 km |
Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai | 264 km |
Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái | 294 km |
Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) | 90 km |
Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình | 56 km |
Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh | 160 km |
Cao tốc khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Gồm 03 tuyến đường với tổng chiều dài 264km. Đó là:
Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Hương Sơn (Hà Tĩnh) | 34 km |
Cam Lộ (Quảng Trị) – Lao Bảo (Quảng Trị) | 70 km |
Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai) | 160 km |
Cao tốc Bắc – Nam khu vực phía Nam
Gồm 7 tuyến, tổng chiều dài 984 km.
Biên Hòa (Đồng Nai) – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) | 76 km |
Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt (Lâm Đồng) | 209 km |
Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước) | 69 km |
Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) | 55 km |
Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng | 200 km |
Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu | 225 km |
Cần Thơ – Cà Mau | 150 km |
Tiến độ xây dựng cao tốc Bắc – Nam cập nhật mới nhất 2023
Cao tốc Bắc – Nam vẫn đang được gấp rút triển khai để sớm đi vào hoạt động. Tiến độ các tuyến thành phần cụ thể như sau:
Các tuyến đường được đầu tư xây dựng đến năm 2015
- TPHCM – Trung Lương: Thông xe vào năm 2010
- Hà Nội – Ninh Bình: 2012
- Long Thành – Dầu Giây: 2015
- Đà Nẵng – Quảng Ngãi: 2018
- Long Thành – Bến Lức: Dự kiến 2024
- Trung Lương – Mỹ Thuận: Dự kiến giữa năm 2022
- Mỹ Thuận – Cần Thơ: Dự kiến năm 2023
Các tuyến triển khai năm 2016 – 2020
- Ninh Bình – Thanh Hóa: Dự kiến thông xe vào cuối năm 2024
- Thanh Hóa – Hà Tĩnh: Thông xe vào năm 2024
- Quảng Trị – Đà Nẵng: Dự kiến thông xe vào năm 2024
- Nha Trang – Phan Thiết: Thông xe vào giữa năm 2024
- Phan Thiết – Dầu Giây: Dự kiến thông xe vào cuối năm 2023
Theo quy hoạch,
- Giai đoạn 2021 – 2025: Cao tốc Bắc – Nam tập trung đầu tư vào các tuyến gồm Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị, Quảng Ngãi – Bình Định, Bình Định – Nha Trang, mở rộng thêm đoạn La Sơn – Túy Loan.
- Sau năm 2025: Tập trung xây dựng tuyến đường Cần Thơ – Cà Mau, hoàn chỉnh toàn tuyến.