Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp đơn giản nhất năm 2023

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền hỗ trợ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Khi nghỉ việc bạn sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp (bảo hiểm thất nghiệp). Chính vì vậy, trong bài viết này Sky Invest sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất và mới nhất về bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 để tránh mất quyền lợi không đáng có.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp đơn giản nhất năm 2023

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp đơn giản nhất năm 2023

Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội, hỗ trợ người lao động khi thất nghiệp. Trong thời gian người lao động chưa kiếm được việc làm, các chế độ của BHTN sẽ hỗ trợ một phần thu nhập, tạo cơ hội cho người lao động học nghề và tìm kiếm công việc mới.

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định, khi bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp, khách hàng được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ tìm kiếm, tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Khi bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định điều 42 luật làm việc năm 2013 quy định quyền khi tham gia bhtn như sau:

  • Được tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ học nghề.
  • Người tham gia được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
  • Được hỗ trợ tìm kiếm việc làm, bồi dưỡng nâng cao tay nghề để duy trì việc làm.
Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp

Các đối tượng sau đây sẽ được hưởng bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp:

  • Có hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc được ký vô thời hạn, không xác định thời hạn;
  • Có hợp đồng lao động /hợp đồng làm việc được ký kết trong thời gian nhất định, có thời hạn;
  • Có hợp đồng lao động thời vụ hoặc đang theo làm một công việc nhất định có thời gian từ 03 – dưới 13 tháng;
  • Với trường hợp người lao động thực hiện, ký kết nhiều hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc thì người lao động và người sử dụng sẽ được tính trợ cấp thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký sớm nhất, có tham gia BHTN.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm thì:

”1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”

Như vậy, nhìn chung, người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước – mỗi chủ thể đóng 1% tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trong trường hợp pháp luật có quy định khác, mức đóng này có thể thay đổi.

Ví dụ: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nhà nước ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quý bảo hiểm thất nghiệp. Trong nội dung Quyết định này có quy định:

Điều 4. Đối tượng được hỗ trợ

Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021, không bao gồm các trường hợp sau:

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng được giảm đóng thì gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc đơn vị sự nghiệp công được phân loại tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Điều 5. Giảm mức đóng và thời gian thực hiện

1. Giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

3. Hằng tháng, trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giảm mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Như vậy trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022, người sử dụng lao động được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0%.

Về tiền lương tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm thất nghiệp:

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, cần lưu ý: Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2023

Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở:

  • Từ 01/01/2020, người thất nghiệp được nhận 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
  • Từ 01/7/2020, số tiền này lên tới 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (từ 01/01/2020):

Vùng Mức lương tối thiểu vùng Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa 5 tháng
1 4,42 triệu đồng/tháng 22,1 triệu đồng/tháng
2 3,92 triệu đồng/tháng 19,6 triệu đồng/tháng
3 3,43 triệu đồng/tháng 17,15 triệu đồng/tháng
4 3,07 triệu đồng/tháng 15,35 triệu đồng/tháng
 

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Ông B đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 05 triệu đồng/tháng.

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A như sau:

  • 36 tháng đầu tiên, ông B được hưởng 03 tháng trợ cấp.
  • 12 tháng tiếp theo, ông B được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
  • 04 tháng dư còn lại, ông B sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, ông B sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.

Quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bước 1: Trong vòng 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp 01 bộ hồ sơ xin hưởng BHTN tới Trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh/ TP.

Bước 2: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn tại Trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh/ TP. 

Bước 3: Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp, người lao động tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên. 

Bước 4: Đến trung tâm dịch vụ việc làm hàng tháng để nhận các trợ cấp hoặc hỗ trợ, giới thiệu việc làm theo quy định.

***Lưu ý: Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

  1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu quy định.
  2. Sổ bảo hiểm xã hội, 2 ảnh 3×4.
  3. CMND và sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú để xác minh thông tin chính xác hoặc bản sao có công chứng của cơ quan có thẩm quyền.
  4. Bản sao hoặc bản chính giấy chấm dứt hợp đồng lao động (giấy quyết định thôi việc, giấy quyết định sa thải, giấy quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thông báo chấm dứt hợp đồng thỏa thuận hoặc làm việc).

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp online cập nhật năm 2023

Bước 1: Đăng nhập vào mục tra cứu trên trang bảo hiểm xã hội Việt Nam TẠI ĐÂY. Chọn vào mục tra cứu BHTN.

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp online

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp online

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào thứ tự tài khoản truy cập (tài khoản truy cập là mã thẻ Bảo hiểm xã hội) >> Click lấy mã OTP.

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp online

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp online

Bước 3: Nhận kết quả thông tin của bảo hiểm y tế.

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp online

Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp online

***Việc đối chiếu thông tin rất quan trọng, nếu trường hợp thông tin sai hay nhầm lẫn thì cần báo tới trung tâm giới thiệu việc làm hoặc trung tâm mà bạn mua bảo hiểm, để được điều chỉnh thông tin chính xác nhé, tránh ảnh hưởng trợ cấp thất nghiệp.

4.9/5 - (7 bình chọn)