Diện tích sàn là gì? Cách tính như thế nào? Điểm khác biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng

Diện tích sàn là gì? Cách tính như thế nào? Điểm khác biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng? Đây là những yếu tố rất quan trọng trong tất cả các công trình xây dựng từ lớn đến nhỏ. Để chủ đầu tư và các đơn vị xây dựng chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở, diện tích sàn xây dựng cần được tính toán, từ đó, dự toán được chi phí xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu tất tần tật về diện tích sàn. Cùng theo dõi nhé!

Diện tích sàn là gì? Cách tính như thế nào? Điểm khác biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng

Diện tích sàn là gì? Cách tính như thế nào? Điểm khác biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng

Diện tích sàn là gì?

Diện tích sàn là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình. Có thể nói đây là một thông số được thể hiện trong hầu hết các bản vẽ cũng như giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN03:200/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị, diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được quy định như sau:

Diện tích sàn là tổng tất cả diện tích được dùng trong một công trình cụ thể nào đó. Nó phải bao gồm cầu thang, tầng mái, tầng hầm, ban công, sàn tầng, tầng tum, diện tích trong ngoài lề quy ước của các tầng thuộc hệ thống tường bao… Trước khi lập dự án xây dựng chi tiết bắt buộc phải tính diện tích sàn trước.

Diện tích sàn là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình

Diện tích sàn là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình

Khi nhìn vào bản vẽ chi tiết của một công trình nào đó, nếu bạn thấy có kỹ hiện là GFA hiện hữu thì đó chính là thuật ngữ viết tắt của diện tích sàn. Ngoài được sử dụng trong các công trình lớn, diện tích sàn cũng được dùng trong thiết kế nhà, thiết kế nội thất hoặc bàn giao công trình.

Thường thì diện tích sàn sẽ được sử dụng để định giá thi công, dự toán công trình (bao gồm cả tiền vật liệu xây dựng cũng như tiền nhân công). Ngoài ra, diện tích này cũng được dùng trong trường hợp thiết kế nhà, thiết kế nội thất hoặc bàn giao công trình,…

Cách tính diện tích sàn xây dựng

Người ta định nghĩa diện tích mặt sàn của một tầng là tổng diện tích sàn được xây dựng trên thực tế của sàn đó. Trong đó, phần diện tích này sẽ bao gồm cả tường bao bên ngoài, một số phần khác thuộc về mặt sàn đang tính như lô gia, ban công, hành lang, cầu thang, giếng trời, các hộp kỹ thuật, ống khói (nếu có),…

Quy định tính diện tích sàn xây dựng

Quy định này được nêu rõ trong điều 1.3.15 QCVN 03: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” như sau:

  • Diện tích sàn của một tầng nhà là diện tích sàn trong vùng phạm vi mép ngoài của các tường bao nằm ở tầng đó. Phần diện tích hành lang, ban công,… cũng được tính trong phần diện tích sàn.
  • Diện tích sàn xây dựng của từng tầng được tính riêng, không được phép tính nhầm hay gộp chung với các tầng khác.
  • Tổng diện tích sàn của căn nhà (công trình) sẽ được tính bằng tổng diện tích của từng tầng với nhau.
Quy định tính diện tích sàn xây dựng

Quy định tính diện tích sàn xây dựng

Công thức tính diện tích sàn xây dựng

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Các loại diện tích khác đi kèm (phần móng, lát gạch, mái, xây ban-công, sân, tầng hầm,…có thể tính thêm theo %)

Cách tính diện tích sàn sử dụng

Để có thể thu được kết quả của loại diện tích này bạn chỉ cần cộng tổng tất cả các diện tích thực dùng trong nhà, có mái che phủ hoặc nằm bên trong phạm vi tường bao bên ngoài. Các mặt sàn bê-tông, mặt sàn lợp mái chứ không đổ trần hoặc cầu thang lộ thiên,… đều tính trong diện tích mặt sàn sử dụng.

Lưu ý phần diện tích này sẽ được tính bằng 100%.

  • Tính toán thêm giá từ 30 – 50% của sàn nhà khi đã đổ bê tông rồi lại phát sinh thêm lợp mái ngói.
  • Phần có mái che phía trên được tính 100% diện tích
  • Không có mái che được tính là 50% diện tích
  • Dưới 4m² tính như sàn thông thường; Trên 4m² là 70% diện tích; 8m² là 50% diện tích
  • Các ô trống trong nhà

Cách tính các diện tích đi kèm

Các diện tích khác đối với một công trình bình thường sẽ bao gồm diện tích phần móng nhà, các sân bãi thuộc căn nhà, bể phốt hoặc bể nước ngầm,… Các diện tích này một số nhà thầu hoặc đơn vị quản lý xây dựng sẽ gọi là diện tích phần thô. Tuy nhiên các dạng diện tích này cần được tính tách riêng vì chúng sẽ không được thể hiện bằng 100 như đối với diện tích mặt sàn sử dụng bên trên.

Phần gia cố nền đất yếu

  • Sẽ được tính 20% diện tích khi đổ bê tông cốt thép
  • Có thể sử dụng gỗ hoặc cốt thép.

Phần móng

Để có thể xác định được con số thể hiện diện tích móng căn nhà chuẩn nhất thì bạn cần xem mình đang thiết kế móng theo dạng nào. Hiện nay một số loại móng nhà phổ biến sẽ bao gồm: móng đơn, móng bè và móng cọc.

  • Loại móng đơn sẽ được quy đổi bằng 20 – 25% diện tích mặt sàn tầng 1 căn nhà.
  • Loại móng cọc sẽ được quy đổi bằng 30 – 40% diện tích mặt sàn tầng 1 căn nhà.
  • Loại móng bè sẽ được quy đổi bằng 40 – 60% diện tích mặt sàn tầng 1 căn nhà.

Với nhà thiết kế nhà trên nền bê tông cốt thép hoặc có dầm thì phần này được quy đổi bằng 20 – 25% diện tích tầng 1 căn nhà đó. Các dạng gia cố nền đất, nền nhà bằng dạng vật liệu khác thì bạn nên tham khảo cách tính theo quy định của cơ quan có thẩm quyền sở tại.

Phần tầng hầm

Đối với diện tích hầm ngầm người ta sẽ tiến hành quy đổi diện tích tùy theo độ sâu của căn hầm trong thiết kế. Lưu ý mốc chuẩn để bắt đầu tính độ sâu của căn hầm là code vỉa hè chính thức trên con đường (hoặc khu vực) mà nhà đó đang được xây dựng theo giấy phép. Trong một số văn bản người ta có thể sử dụng thuật ngữ “code đỉnh ram hầm” thay cho code vỉa hè như sau.

  • Tính 150% diện tích cho hầm sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ram hầm
  • Tính 170% diện tích cho hầm sâu nhỏ hơn 1m7 so với code đỉnh ram hầm
  • Tính 200% diện tích cho hầm sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm
  • Hầm sâu lớn hơn 3.0m so với code đỉnh ram hầm tính theo cách riêng
Đối với diện tích hầm ngầm người ta sẽ tiến hành quy đổi diện tích tùy theo độ sâu của căn hầm trong thiết kế.

Đối với diện tích hầm ngầm người ta sẽ tiến hành quy đổi diện tích tùy theo độ sâu của căn hầm trong thiết kế.

Phần sân

Không ít người đang có ý định xây nhà vẫn thắc mắc không biết sự ảnh hưởng của sân vườn với diện tích sàn là gì. Đây sẽ là câu trả lời giúp bạn tính toán dễ dàng hơn:

  • Được tính 50% diện tích khi phần sân > 40m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền
  • Được tính 70% diện tích khi phần sân < 40m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền
  • Được tính 100% diện tích khi phần sân < 20m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền

Phần mái và sân thượng đi kèm nếu có

Riêng đối với phần mái bạn cũng cần xác định xem nhà mình đang có thiết kế mái dạng nào để chọn cách quy đổi diện tích tương ứng. Ví dụ như:

  • Được tính 50% diện tích mái nhà khi bê tông cốt thép, không lát gạch và có lát gạch tính 60% diện tích phần mái
  • Mái bê tông dán ngói sẽ được tính là 85% diện tích nghiên mái
  • Mái ngói vì kèo sắt được tính 60% diện tích nghiên mái
  • Mái bê tông cốt thép lát gạch tính bằng 10% diện tích
  • Tính 30% diện tích của mái đối với mái tôn
  • Mái ngói BTCT tính bằng 100% diện tích
  • Mái Tole tính bằng 30% diện tích
  • Mái chống thấm, xây bao quanh và nâng cao được tính bằng 15% diện tích
  • Mái chống nóng, xây bao quanh và nâng cao được tính bằng 30 – 50% tùy tình hình xây dựng thực tế
  • Nếu mái là dạng mái trần thạch cao thì cộng thêm 25% vào diện tích mái chung

Ngoài ra đối với sân thượng đi kèm theo nhà chúng ta quy đổi diện tích như sau:

  • Sân thượng nói chung không có mái che tính bằng 50% diện tích mặt sàn tầng dưới.
  • Sân thượng như trên nhưng có mái che tính bằng 75% diện tích mặt sàn tầng dưới.
  • Sân thượng có mái, có giàn bê tông hoặc lam sắt làm ban công, trang trí, có tường bao trên 1m có thể được tính bằng 100% diện tích tùy tình hình xây dựng thực tế.
  • Sân thượng chí có nền nhà và tường bao quanh từ 1m được tính bằng 50% diện tích.
Cách tính diện tích mái & diện tích sân thượng

Cách tính diện tích mái & diện tích sân thượng

Phân biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng

Ngoài diện tích sàn là gì thì khái niệm diện tích xây dựng cũng rất được quan tâm. Thực tế đây là 2 khái niệm khác nhau và bạn cần phải biết phân biệt thì mới có thể tính diện tích sàn một cách chính xác. Diện tích xây dựng được đo bằng m2 và sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở, biệt thự hoặc công trường xây dựng. Cách phân biệt 2 khái niệm này như sau:

Diện tích sàn

Diện tích xây dựng

  • Bao gồm tổng diện tích các sàn cùng diện tích ban công của các tầng tương ứng bạn xây dựng.

  • Tính diện tích sàn xây dựng giúp xác minh chính xác giá xây dựng, tránh tổn thất tài chính.

  •  Công thức tính: Diện tích sàn = Diện tích các phần móng + hầm + mái + ban công +…

  • Phần diện tích xây dựng này được tính từ mép tường của bên này sang mép tường của bên kia trong mảnh đất được dùng để xây dựng.

  • Mục đích của diện tích xây dựng để có thể tính mật độ xây dựng.

  • Đánh dấu diện tích xây dựng đòi hỏi độ chính xác cao giúp cho quá trình xây dựng thêm chính xác. Bao gồm các phần: diện tích tim tường, diện tích phòng, diện tích sử dụng, diện tích phụ,…

  • Diện tích xây dựng sẽ bao gồm cả diện tích sàn.

  • Diện tích xây dựng được tính bởi công thức: Diện tích sàn được tính bằng 100% diện tích sàn đó. Diện tích móng tính bằng 50 – 75% diện tích sàn theo đơn giá xây dựng. Diện tích mặt nước tính 60 – 70% diện tích tính bằng một tầng theo đơn giá xây dựng.

4.8/5 - (9 bình chọn)