Diện tích thông thủy là gì? Cách tính như thế nào? Điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường

Diện tích thông thủy là một thuật ngữ thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực bất động sản. Mặc khác với khách hàng mua nhà thì đây là thuật ngữ khá xa lạ. Việc hiểu rõ về diện tích thông thuỷ sẽ giúp ích rất nhiều cho khách hàng trong việc mua bán bất động sản được thuận lợi hơn. Chính vì vậy, trong bài viết này Sky Invest sẽ cung cấp đến cho về khái niệm, cách tích và điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Diện tích thông thủy là gì? Cách tính như thế nào? Điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường

Diện tích thông thủy là gì? Cách tính như thế nào? Điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường

Khái niệm diện tích thông thuỷ

Để hiểu được thuật ngữ Diện tích thông thủy là gì? Hãy hiểu nghĩa của từ “thông thủy là gì?. Đây là một từ có nguồn gốc từ Hán – Việt, trong đó từ Thủy nghĩa là nước, có từ Thông được hiểu thông suốt, liền mạch. Như vậy Thông thủy nghĩa là nới nước có thể chạy qua một cách liền mạch mà không có sự cản trở nào. Thuật ngữ Thông thủy được sử dụng phổ biến trong xây dựng, thiết kế và kiến trúc.

Diện tích thông thủy

Diện tích thông thủy

Như vậy, diện tích thông thủy hay còn gọi là diện tích sử dụng căn hộ là phần diện tích gồm diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công hay logia (nếu có) gắn với căn hộ đó. Ngoài ra, diện tích thông thủy còn được sử dụng thuật ngữ khác là diện tích lọt lòng. Diện tích thông thủy tiếng anh là Carpet Area.

Diện tích thông thủy

Diện tích thông thủy

Ở nước ngoài, diện tích trên được hiểu là diện tích trải thảm (Carpet Area). Ở đâu có thể được sử dụng trải thảm được thì tính vào diện tích thông thủy.

Đặc điểm diện tích thông thuỷ

Diện tích trên không bao gồm các phần sau: diện tích tường bao quanh căn hộ hoặc ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Đặc điểm diện tích thông thuỷ

Đặc điểm diện tích thông thuỷ

Diện tích trên được đo theo những chỗ có nước có thể lan tỏa.

Ý nghĩa diện tích thông thuỷ

Diện tích thông thủy có vai trò quan trọng cho cả người mua và người bán. Người mua biết được chính xác diện tích mình cần mua và xác định số tiền cần bỏ ra để sở hữu diện tích căn hộ hoặc ngôi nhà đó. Đồng thời, việc hiểu và nắm được diện tích trên sẽ giúp người mua cẩn thận và thận trọng trong quá trình mua căn hộ hoặc ngôi nhà với diện tích chính xác và cụ thể.

Ý nghĩa diện tích thông thuỷ

Ý nghĩa diện tích thông thuỷ

Cách tính diện tích thông thủy

Thực tế có không ít trường hợp diện tích thông thuỷ thực tế của căn hộ và trong hợp đồng mua bán đã thỏa thuận không trùng khớp với nhau. Và khi diện tích khi trên hợp đồng lớn hơn nhiều so với thực tế thì người mua nhà sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do đó biết cách tính diện tích thông thuỷ sẽ giúp bạn hạn chế được điều này. Công thức tính cụ thể như sau:

S = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)

Trong đó:

  • S: Diện tích Thông thủy
  • a, b: Chiều dài và ngang bên trong căn hộ (tính từ phần tường mép trong)
  • c, d: Chiều dài và ngang của ban công, lô gia (nếu có).
  • ∑ei: Tổng diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ, i là số cột.
  • f: diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ (thường căn hộ sẽ chỉ có một f, nếu có 2 f trở lên thì tính tổng như e ở trên)
Cách tính diện tích thông thủy

Cách tính diện tích thông thủy

Để các bạn dễ hiểu cách tính diện tích thông thủy và áp dụng trong thực tế, hãy xem ví dụ sau đây:

Với những thông tin cho như sau: a = 8,8m, b = 7m, c = 1,5, d = 5,5m, e = 0.8m2 (có 3e), f = 0.8m2.

Từ đó, áp dụng công thức trên và có phép tính như sau:

S= (8,8 x 7) + (1,5 x 5,5) – [(0,8 x 3) + 0,8] = 61,6 + 8.25 – 3.2 = 66,65m2

Nên tính diện tích căn hộ theo thông thuỷ hay tim tường?

Từ ngày 20/2/2014, Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư 03/2014/TT-BXD về vấn đề này. Theo đó diện tích các căn hộ sẽ áp dụng tính theo diện tích thông thuỷ để đảm bảo quyền lợi cho người mua cả nhà, đồng thời giúp cho việc tính phí dịch vụ quản lý vận hành căn hộ được dễ dàng hơn. Thông tư này sau đó đã được thay thế bằng thông tư 19/2016/TT-BXD, tuy nhiên cách tính diện tích căn hộ vẫn được giữ nguyên.

Nên tính diện tích căn hộ theo thông thuỷ hay tim tường

Nên tính diện tích căn hộ theo thông thuỷ hay tim tường

Điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường

Ngoài khái niệm diện tích thông thuỷ là gì, trong xây dựng chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy diện tích tim tường và thuật ngữ này cũng được ghi chép lại cẩn thận trong các bản vẽ. Diện tích tim tường sẽ bao quát và lớn hơn, bao gồm tường bao của ngôi nhà, tường phân chia các phòng trong căn hộ, diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật trong căn hộ.

Điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường

Điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường

Thực tế 2 khái niệm này có rất nhiều điểm khác nhau mà khách hàng cần nắm bắt khi mua nhà. Nếu không trong quá trình mua bán dễ dẫn đến hiểu lầm mà mất đi một khoản tiền không đáng có. Dưới đây là bảng phân biệt:

STT YẾU TỐ DIỆN TÍCH
THÔNG THỦY TIM TƯỜNG
1 Các phần được tính diện tích Các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó Tường ngăn căn hộ. Bao gồm cả diện tích sàn có xây cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
2 Các phần không tính Phần diện tích tường bao, tường chia giữa các căn hộ, diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.  
3 Áp dụng thực tế tại căn hộ A là của bạn và căn hộ B,C của người hàng xóm. Trong đó căn hộ của bạn gồm hai phòng phủ, 2 nhà vệ sinh và ban công Gồm diện tích hai phòng, diện tích hai nhà vệ sinh, tường ngăn cách hai phòng ngủ, tường ngăn cách hai nhà vệ sinh và diện tích sàn của ban công Gồm diện tích thông thủy, diện tích tường bao quanh căn hộ để ngăn cách với căn hộ B, C, diện tích sàn có cột, diện tích hộp kỹ thuật bên trong căn hộ.
4 Cách sử dụng Chỉ sử dụng bên trong căn hộ hay còn gọi là diện tích lọt lòng Là diện tích tính cả tường xây dựng căn hộ và quyết định quyền sở hữu tài sản.
5 Thuật ngữ thường sử dụng trong mua bán bất sản Diện tích sở hữu hay diện tính sàn đó là nói đến diện tích thông thủy Diện tích xây dựng hay diện tích phủ bì đó là diện tích Tim tường
6 Loại hình bất động sản Đối các loại hình khác thì căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đê biết chính xác giá mua. Chỉ đối với căn hộ chung cư thì tính diện tích Tim tường (đó là giá bán)

Hy vọng với những thông tin Sky Invest đã chia sẻ về khái niệm, cách tích và điểm khác biệt giữa diện tích thông thủy và tim tường, sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn trong cách đo đạc của người bán. Từ đó, bạn sẽ có cách kiểm tra, xác nhận thông tin diện tích có trùng khớp với thông tin nhà cung cấp hay chủ đầu tư đã đưa ra hay không.

4.8/5 - (6 bình chọn)