Lạm phát là gì? Ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế? Đầu tư vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

Không phải cứ lạm phát tăng cao thì tài chính cũng đi xuống, nếu như nhà đầu tư luôn có kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình thì vẫn có thể kiếm lợi từ nó. Sky Invest hy vọng rằng, thông qua bài viết dưới đây, các nhà đầu tư sẽ có cái nhiền khách quan hơn về thị trường cũng như tìm được hướng đầu tư phù hợp khi thị trường đang có những biến động.

Lạm phát là gì? Ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế? Đầu tư vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

Lạm phát là gì? Ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế? Đầu tư vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

Giá cả tăng đã trở thành một thực tế không thể tránh khỏi của cuộc sống đối với người Việt Nam. Bạn nghe tin tức về lạm phát, bạn đã nghĩ về việc lạm phát ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của mình như thế nào. Chris Berkel, cố vấn đầu tư và người sáng lập AXIS Financial ở Edmond, Okla, cho biết: “Lạm phát là kẻ giết người giàu có thầm lặng.”

Đầu tư vào tài sản có lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lạm phát là một trong những cách tốt nhất mà người tiêu dùng có thể đánh bại lạm phát. Các chuyên gia thường khuyên bạn nên đầu tư vào các quỹ chỉ số đa dạng dựa trên các chỉ số thị trường rộng lớn, thay vì nắm giữ tiền mặt. Cách tiếp cận này cho phép bạn đa dạng hóa và phát triển danh mục đầu tư của mình đồng thời giảm rủi ro thua lỗ do lạm phát.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?

Lạm phát – Giá hàng hóa tăng

Mọi hàng hóa trên thị trường đều có giá. Giá của hàng hóa dịch vụ chính là số tiền người mua phải trả để có được hàng hóa dịch vụ đó. Nếu đến một thời điểm, giá mỳ tôm tăng từ 7.000 đ lên 10.000 đ và nhiều hàng hóa khác cũng đồng loạt tăng giá thì người ta sẽ tính đến một hiện tượng của nền kinh tế, đó là lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng là một biểu hiện rõ ràng của lạm phát.

Tuy nhiên, không nhất thiết giá cả của mọi hàng hoá và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình của nhiều hàng hóa tăng lên đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu thì được cho là hiện tượng của lạm phát. Điều đó có nghĩa là khi xem xét lạm phát, người ta dựa trên mức giá trung bình của tất cả hàng hoá và dịch vụ.

Và quan trọng là lạm phát không phải là sự tăng lên của mức giá mà là sự tăng lên liên tục của mức giá, điều này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn giữa sự tăng giá do cung cầu trong nên kinh tế.

Lạm phát – Sức mua của đồng tiền bị suy giảm

Lạm phát cũng có thể được coi như sự suy giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với loại tiền tệ khác. Lúc đó, một đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Ví dụ, nếu trước đây chỉ cần 15.000 đồng để mua một ổ bánh mì thì khi có lạm phát 15.000đ chỉ mua được nửa gói hoặc một phần ít hơn 01 ổ bánh mì.

Lịch sử đã chứng minh nhiều đồng tiền giảm sức mua một cách tồi tệ. Năm 1989, giá một kg thịt bò tại Nam Tư là 600.000 dinar, năm 1994 giá một kg thịt bò này là 10.000.000 dinar. Như vậy, vào năm 1994, với 600.000 dinar người ta không thể mua nổi 1 miếng thịt bò. Giá trị trao đổi của đơn vị dinar bị xuống dốc một cách khủng khiếp.

Các cấp độ của lạm phát

Lạm phát được biết rộng rãi với 03 cấp độ như sau:

  • Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số. Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm. Mọi người sẵn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí mua và bán sẽ không chệch đi quá xa.
  • Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt.Mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày vàthích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ.
  • Siêu lạm phát: tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng do tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính bị khủng hoảng.

Lạm phát vừa phải là mức mà đa số các quốc gia đều mong muốn. Các quốc gia thường dùng các chính sách để kiềm chế, kích thích để mức lạm phát đạt ở ngưỡng vừa phải, từ đó nền kinh tế phát triển đi lên.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?

Nguyên nhân và các lý do gây ra lạm phát 

Lạm phát xảy ra khi khối lượng tiền được lưu hành trong dân tăng lên bởi nhà nước phát hành thêm tiền do các nhu cầu cấp thiết như nội chiến, thâm hụt ngân sách, chiến tranh… Trong khi đó, số lượng hàng hóa không tăng khiến dân chúng sở hữu một lượng tiền dư thừa. Khi đó, giá cả sẽ tăng vọt và đồng tiền trở nên mất giá. Cụ thể:

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng. Đồng thời dẫn đến giá cả của hàng loạt hàng hóa khác “leo thang”.

Ví dụ giá xăng tăng kéo theo giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng, giá phân bón tăng…

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên từ đó tạo ra lạm phát.

Ví dụ: Cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina diễn ra, khiến cho giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao dẫn tới lạm phát.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát do cầu thay đổi

Xảy ra khi một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo mặt hàng thay thế cũng tăng giá theo, từ đó xảy ra lạm phát gia tăng do giá hàng hóa thay thế tăng.

Ví dụ: Giá dầu khi tăng cao, từ đó giá cao su nhân tạo tăng, nó sẽ khiến cầu về cao su thiên nhiên tăng từ đó khiến giá cao su thiên nhiên cũng tăng theo.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra lạm phát.

Ví dụ: Do nhu cầu sản xuất chip tăng mạnh trên thế giới khiến cầu phốt pho tăng mạnh, từ đó xuất khẩu phốt pho tăng khiến giá phốt pho tăng cao ở trong nước.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

Ví dụ: Giá than thế giới đã tăng gấp 2 lần vào đầu năm 2022 từ đó khiến cho giá sản phẩm từ than nhập khẩu đã tăng rất mạnh.

Lạm phát do chính sách tiền tệ

Xảy ra khi lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế tăng rất mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn nhiều khiến lạm phát tăng cao.

VD: Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 Việt Nam cung tiền ra thị trường tăng lên đến 30% – 40%, trong khi đó GDP chỉ tăng mỗi năm từ 5 – 7%, từ đó khiến cho lạm phát năm 2011 tăng phi mã với gần 20%.

 

Nguyên nhân và các lý do dẫn đến lạm phát 

Nguyên nhân và các lý do dẫn đến lạm phát

Hiện nay, do dịch bệnh và bất ổn chính trị trên thế giới đã làm giá của các mặt hàng thiết yếu tăng “chống mặt”, đơn cử như xăng dầu. Điều này đã kéo theo giá của các mặt hàng khác cũng tăng vì khi giá xăng dầu tăng dẫn đến chi phí để sản xuất ra các loại hàng hóa khác cũng tăng, hơn nữa do sự rối loạn chuỗi cung ứng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã làm chi phí của các mặt hàng đồng loạt tăng, điều này đã góp phần lớn dẫn đến lạm phát.

Ảnh hưởng của lạm phát ra sao?

Trong điều kiện bình thường, nền kinh tế nào cũng tồn tại lạm phát và nó ở mức độ chấp nhận được, thường dưới 10%/năm đối với các nước đang phát triển. Khi nó vượt qua ngưỡng này thì lúc đó nó sẽ gây ra những hệ lụy, tác động đến sự phân phối của cải không theo nỗ lực công hiến và nhu cầu, ví dụ các hợp đồng tín dụng dài hạn.

Nó thường được tính toán dựa trên tỷ lệ lạm phát dự tính. Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự tính thì: Người đi vay, ngân hàng và doanh nghiệp được lợi, trong khi đó, người cho vay, người gửi tiết kiệm và người lao động nhận một số tiền lương cố định chưa được điều chỉnh theo lạm phát sẽ chịu thiệt.

Khi lạm phát xảy ra, chúng ta cần nhiều tiền hơn để sẵn sàng cho việc chi trả những món hàng hóa như khi chưa có lạm phát. Khiến chúng ta phải đi vay tiền tại tổ chức tín dụng chẳng hạn và các doanh nghiệp cũng cần phải vay vốn nhiều hơn để nhập nguyên vật liệu và hàng hóa duy trì hoạt động kinh doanh.

Ảnh hưởng của lạm phát

Ảnh hưởng của lạm phát

Nhiều người vay dẫn đến các ngân hàng phải tăng lãi suất, nếu lãi suất tăng nhiều mà doanh nghiệp sử dụng số tiền đó để kinh doanh, khoản lợi nhuận do kinh doanh mang lại nhỏ hơn số tiền lãi phải trả ngân hàng thì nền kinh tế có nguy cơ suy thoái vì các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.

Lúc đó, số người thất nghiệp sẽ gia tăng, đời sống người dân sẽ khó khăn. Thu nhập người dân bị giảm mạnh. Một hệ lụy khủng khiếp là khi lạm phát xảy ra người giàu sẽ tích lũy tài sản và hàng hóa. Trong khi người nghèo không có đủ tiền mua sắm hàng hóa thiết yếu hàng ngày.

Có thể hiểu ở tầm vi mô như sau: Đối với lạm phát, giá tăng trong vài tháng có thể bằng số tiền lãi gửi ngân hàng trong 8 năm. Hay có thể hiểu khi bạn có trong tay 100 triệu và muốn mua 02 cây vàng thì khi đi qua lạm phát số tiền 100 triệu đó sẽ chỉ mua được 01 cây vàng. Đó chính là nguyên nhân khiến nhiều người đổ xô đi mua vàng, bởi họ sợ rằng đồng tiền cầm trong tay sẽ bị mất giá nhanh chóng.

Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị tài sản như thế nào?

Mặc dù tác động của lạm phát đối với nền kinh tế và giá trị tài sản có thể không thể đoán trước, nhưng lịch sử và kinh tế học đưa ra một số quy tắc chung.

Lạm phát gây tổn hại nhiều nhất đến giá trị của các chứng khoán nợ có lãi suất cố định, bởi vì nó làm giảm giá trị các khoản thanh toán lãi suất cũng như các khoản thanh toán gốc. Nếu tỷ lệ lạm phát vượt quá lãi suất, những người cho vay có hiệu lực mất tiền sau khi điều chỉnh lạm phát. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư đôi khi tập trung vào lãi suất thực tế , được tính bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát .

Nợ có lãi suất cố định dài hạn dễ bị lạm phát hơn nợ ngắn hạn, bởi vì ảnh hưởng của lạm phát đối với giá trị của các khoản hoàn trả trong tương lai lớn hơn tương ứng và tăng dần theo thời gian. Những tài sản có giá tốt nhất dưới tác động của lạm phát là những tài sản được đảm bảo mang lại nhiều tiền mặt hơn hoặc tăng giá trị khi lạm phát gia tăng. 

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

Lạm phát là sự tăng giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, đi kèm đó là sự mất giá của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các quốc gia khác thì lạm phát làm giảm giá trị tiền tệ của nước này so với tiền tệ của nước khác.

Tại Việt Nam, lạm phát tăng vọt vào năm 2022 vì sự tác động của nhiều nguyên nhân. Trong đó, tác động kép của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga – Ukraine đã trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Và trong khi nền kinh tế thế giới đang phục hồi thì giá xăng dầu nước ta lại tăng nhanh dẫn đến hàng hóa cũng tăng giá theo.

Qua đó, việc chuẩn bị trước các kế hoạch đa dạng hóa danh mục đầu tư khi lạm phát tăng cao sẽ giúp các bạn chủ động ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường của nền kinh tế.

Các bộ, ngành, đoàn thể, UBND tỉnh, thành phố đang tích cực thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đưa ra các biện pháp bình ổn giá phù hợp, chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo thẩm quyền và theo quy định tại Luật Giá khi hàng hóa có biến động bất thường.

Xăng dầu là dấu hiệu dễ nhận thấy của lạm phát

Xăng dầu là dấu hiệu dễ nhận thấy của lạm phát

Làm gì để giữ tiền khi lạm phát?

Muốn giữ được tiền khi lạm phát thì:

  • Thứ nhất, tiêu tiền thông minh, khi lạm phát tăng, giá cả tiêu dùng cũng theo đó mà tăng nhiều hơn, chiếu theo thu nhập để giảm thiểu các khoản không cần thiết là bước đi đúng đắn lúc bấy giờ.
  • Thứ hai, luôn lập một quỹ dự phòng để ứng phó với các biến cố. Sau các khoản thiết yếu và khoản đầu tư thì vẫn phải có một quỹ dự phòng thường trực, kể cả đầu tư sinh lời hay lỗ thì quỹ này vẫn nên trích ra từng tháng, hoặc theo thời gian nhất định mà bản thân/tổ chức đề ra.
  • Thứ ba, xây dựng một danh mục đầu tư linh hoạt, nên chia vốn vào nhiều khoản, có khoản an toàn có khoản rủi ro, có khoản dài hạn và ngắn hạn.
Làm gì để giữ tiền khi lạm phát?

Làm gì để giữ tiền khi lạm phát?

Giai đoạn lạm phát tăng cao, người dân không nên chỉ cất trữ tiền mặt. Thay vào đó, nên có các hình thức đầu tư hoặc gửi tiết kiệm phù hợp để “tiền đẻ ra tiền” ngay cả khi không làm gì cả.

Người dân nên chuẩn bị các phương án đầu tư, giữ vững tâm lý và phân bổ dòng tiền vào các kênh có tính thanh khoản cao, đảm bảo lãi suất và dễ dàng rút tiền bất cứ lúc nào.

Các ngành nghề được hưởng lợi khi lạm phát tăng

Bất cứ điều gì cũng có hai mặt, lạm phát cũng vậy, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, bên cạnh việc giá trị đồng tiền giảm, nền kinh tế trở nên suy thoái thì vẫn có những ngành nghề đạt được nhiều lợi ích, nổi bật nhất là:

  • Ngành năng lượng, nguyên nhiên liệu: Đây là ngành thiết yếu, vì nó cung cấp đầu vào cho phần lớn các ngành sản xuất, tiêu dùng và hỗ trợ nhu cầu sống hàng ngày của người dân. Do đó, nếu doanh nghiệp có kế hoạch tích trữ nguồn hàng từ trước thì mức chi phí sẽ giảm và lợi nhuận sẽ tăng.
  • Ngành bảo hiểm: Trong thời kỳ lạm phát và sau khi trải đại dịch Covid, nhận thức về sức khỏe của người dân được gia tăng nên các công ty bảo hiểm thường đạt được doanh số cao.
  • Ngành dược phẩm, công nghệ: Đây vẫn là ngành ổn định vì những nhu cầu liên quan đến sức khỏe diễn ra liên tục.
  • Ngành nông nghiệp, thực phẩm: Trong giai đoạn lạm phát, ngành này cũng ghi nhận sự lạc quan.

Các kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát 

Nhờ lợi nhuận kép – khi bạn tái đầu tư tiền lãi của mình để kiếm được nhiều tiền hơn – bạn đầu tư càng sớm và đầu tư càng lâu thì càng tốt, bất kể thị trường có thể ở đâu khi bạn bắt đầu. Mặc dù không ai có thể dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai, đầu tư dài hạn, thông minh vào một số tài sản cụ thể tiếp tục là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn lạm phát. Một số lựa chọn tốt để xem xét bao gồm các kênh sau.

Bất động sản

Bất động sản là một lựa chọn phổ biến vì nó trở thành một kho lưu trữ giá trị hữu ích và phổ biến hơn trong bối cảnh lạm phát đồng thời tạo ra thu nhập cho thuê tăng lên. Đây cũng là phương pháp truyền thống để phòng chống lạm phát. Khi mà người Việt luôn có tư tưởng “giá đất chỉ có tăng chứ không giảm”. Nên nhiều người vẫn lựa chọn phương pháp này ngay sau phương pháp mua vàng.

Bất động sản là một khoản đầu tư tuyệt vời vì nó tạo ra doanh thu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: cho thuê căn hộ, văn phòng, không gian thương mại, mua bán nhà và đất. Chìa khóa thành công là mua bán bất động sản vào đúng thời điểm. Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể ngay cả khi lạm phát tăng cao nếu họ có tầm nhìn rộng và và khả năng đưa ra quyết định sáng suốt.

Giá bất động sản tăng tỷ lệ thuận với lạm phát. Tuy nhiên, khi lựa chọn đầu tư vào bất động sản, bạn phải vững vàng về tài chính và nắm rõ các quy định của pháp luật vì đây là kênh có tính thanh khoản thấp. Nếu bạn muốn thu hồi vốn đầu tư của mình, sẽ mất một khoảng thời gian — thường là vài tháng — để tìm được người mua lý tưởng sẵn sàng trả số tiền bạn mong đợi.

Nhược điểm: chính là thanh khoản. Bạn sẽ mất nhiều thời gian nếu muốn thu hồi vốn, thường là vài tháng để có thể tìm được người mua đúng với giá mong đợi của bạn. Giá BĐS dự kiến sẽ tăng khi lạm phát xảy ra. Tuy nhiên, phía sau nó là một cuộc khủng hoảng kinh tế, do đó bạn có thể bị “kẹt” lại khi gặp vấn đề về thanh khoản.

Bất động sản - Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát 

Bất động sản – Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát

Cổ phiếu

Cổ phiếu là một chiến lược rất hiệu quả để tăng lợi nhuận nhanh chóng, đặc biệt là khi đầu tư vào các tập đoàn lớn. Ngoài việc giúp bạn kiếm tiền nhanh chóng, đầu tư cổ phiếu còn mang lại cho các công ty nhiều động lực hơn để tiếp tục hoạt động và tăng sản lượng trong thời kỳ lạm phát. Để có thể đầu tư một cách an toàn và khôn ngoan, bạn phải có thông tin, kiến ​​thức chuyên môn và nhận thức về thị trường vì chứng khoán mang một mức độ rủi ro đáng kể và rất dễ biến động.

Đầu tư cổ phiếu không những giúp bạn sinh lời nhanh mà còn giúp doanh nghiệp có thêm động lực để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất trong thời điểm lạm phát. Tuy vậy, rủi ro của cổ phiếu khá cao và biến động thường xuyên nên đòi hỏi bạn cần có kiến thức, kinh nghiệm và am hiểu thị trường để có thể đầu tư an toàn, hiệu quả.

Cổ phiếu có tính thanh khoản cao, không đòi hỏi nhà đầu tư phải có lượng vốn thật lớn mới có thể tham gia. Nó mang lại nguồn lợi lớn (vừa tăng vốn chủ sở hữu, vừa tăng cổ tức) nếu như công ty/doanh nghiệp mà bạn mua cổ phiếu cũng phát triển ngay cả trong thời lạm phát. Chơi cổ phiếu phải có chiến lược dài hạn và có vốn hiểu biết sâu về ngành nghề cũng như doanh nghiệp mà bạn đổ vốn.

Do đó, việc lựa chọn hướng đi và công ty tốt nhất để đầu tư là rất quan trọng khi mua cổ phiếu. Các doanh nghiệp thành công có thể tăng giá trong thời kỳ lạm phát, điều này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng tài sản của bạn.

Vì thế, khi đầu tư cổ phiếu, bạn hãy cân nhắc để tìm hướng đi và doanh nghiệp phù hợp cho việc rót vốn. Những công ty kinh doanh tốt, có khả năng tăng giá trong thời kỳ lạm phát sẽ giúp tài sản của bạn tăng nhanh hơn.

Cổ phiếu - Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát 

Cổ phiếu – Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát

Chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ mở là khi bạn đầu tư quỹ mở, công ty quản lý quỹ với các chuyên gia tài chính dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn vạch sẵn các kế hoạch đầu tư. Điều này vô cùng phù hợp với những bạn chưa có nhiều kiến thức về đầu tư, mong muốn sự an toàn nhưng vẫn đạt lợi nhuận cao.

Khi bạn đầu tư vào chứng chỉ quỹ, một tổ chức quản lý quỹ với các chuyên gia tài chính đủ năng lực sẽ hỗ trợ bạn trong việc lập kế hoạch đầu tư. Điều này vô cùng lý tưởng cho những người bạn muốn an toàn và đạt lợi nhuận cao nhưng thiếu kinh nghiệm và kiến thức đầu tư.

Chứng chỉ quỹ - Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát 

Chứng chỉ quỹ – Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát

Vàng

Đây là phương pháp truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất hiện nhiều ở các nước trên thế giới. Vì vàng trước tiên là một loại hàng hóa. Đặc điểm của loại hàng hóa này là rất quý hiếm, được mọi người yêu thích, không thay đổi chất lượng, dễ được nhận biết và được chấp nhận trao đổi.

Chính vì vậy, vàng vừa là một loại hàng hóa, vừa là một công cụ trung gian trong trao đổi hàng hóa, tích trữ giá trị như tiền từ 5.000 năm nay. Và đồng tiền cũng chỉ là “hiện thân” cho giá trị của vàng chứ thực ra bản chất “tiền” không có giá trị. Vì vậy, đầu tư vào vàng khi đồng tiền mất giá (lạm phát) là sự lựa chọn hợp lý và mang tính khoa học nhất mà khó có kênh đầu tư nào thay thế được vì tính an toàn của vàng.

Người Việt Nam từ xa xưa đã có phong tục mua vàng làm của để dành. Mọi người luôn quan tâm đến vàng, vốn được coi là khoản đầu tư an toàn nhất, đặc biệt là trước lo ngại về lạm phát và sự mất giá của đồng tiền.

Vàng - Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát 

Vàng – Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát

Ưu điểm

Vàng, một kim loại quý và có nguồn cung hữu hạn, thường giữ được giá trị và về lâu dài có xu hướng tăng giá. Nó được coi là kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong điều kiện kinh tế không ổn định và là cách để bảo vệ của cải trước sự mất giá và lạm phát của tiền tệ.

Nhược điểm

Biến động cung cầu, kinh tế vĩ mô và các chính sách điều tiết của thị trường vàng đôi khi có thể gây ra những biến động đáng kể trong giá vàng. Trái ngược với những gì nhiều người tin là đúng, việc mua vàng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai gần.

Các chiến lược quản lý thị trường vàng của Chính phủ có tác động đáng kể đến giá vàng ở Việt Nam. Do đó, giá vàng trong nước thường xuyên chênh lệch đáng kể so với giá vàng thế giới và có những biến động không đồng nhất với giá vàng toàn cầu. Do đó, đầu tư vào vàng ở Việt Nam, đặc biệt là thông qua đầu cơ hoặc đầu tư ngắn hạn, có thể rất rủi ro.

Nếu các nhà đầu tư mong muốn nguồn lợi nhuận cao trong ngắn hạn, họ có thể cần một lượng tiền mặt khá lớn.

Các nhà đầu tư khó khăn trong việc tìm hiểu những biến động của vàng cũng như chu kỳ lên xuống của thị trường vàng toàn cầu.

Khả thi là về lâu dài, vàng sẽ trở thành một công cụ phòng thủ và tích lũy hơn là một phương tiện đầu tư công sau những biến động đã xảy ra ở các nước phát triển

Gửi tiết kiệm

Nhiều người tiêu dùng chọn tiền gửi tiết kiệm vì nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và thanh khoản cao.

Tiền có thể được gửi tại ngân hàng dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Để tránh rút tiền trước hạn và không nhận được lợi nhuận cần thiết, bạn phải chọn thời gian gửi phù hợp nhất với hoàn cảnh cá nhân của mình.

Gửi tiết kiệm cũng giống như lập một quỹ dự phòng: an toàn và tiện lợi, thích rút tiền lúc nào cũng được. Đương nhiên hình thức này không đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Mặc dù bây giờ lãi suất gửi của ngân hàng cũng tăng hơn nhưng đây vẫn không được xem là một khoản đầu tư dài hạn tốt.

Gửi tiết kiệm - Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát 

Gửi tiết kiệm – Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát

Trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán, nhưng nó không chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường nên ít rủi ro hơn cổ phiếu. Rủi ro duy nhất của trái phiếu là khi doanh nghiệp hoặc ngân hàng phát triển trái phiếu bị phá sản. Với các ngân hàng, việc này gần như không khả thi, tuy nhiên, đối với doanh nghiệp các nhà đầu tư cần phải xem xét cẩn trọng vào độ uy tín và khả năng tăng trưởng ngay trong thời điểm dịch bệnh năm ngoái và tình hình lạm phát tăng cao năm nay.

Việc bạn cần cân nhắc là doanh nghiệp, ngân hàng nào uy tín và có khả năng tăng trưởng cao ngay cả trong những lúc biến động thị trường hoặc lạm phát. Vì vậy, trái phiếu được xem là hình thức đầu tư được ưu tiên cao với lãi suất cao hơn gấp 2 đến 3 lần gửi tiết kiệm ngân hàng.

Trái phiếu - Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát 

Trái phiếu – Kênh đầu tư chuyên gia khuyên bạn nên đặt tiền trong thời kỳ lạm phát


Các nhà đầu tư có các lựa chọn để tự bảo vệ mình trước lạm phát, nhưng đặt cược an toàn nhất là thông qua LỜI KHUYÊN. Nếu không, hãy sử dụng giai đoạn lạm phát tăng cao như một thời điểm tốt để xem xét hiệu suất và phân bổ đầu tư tổng thể của bạn để đảm bảo rằng nó phù hợp với mục tiêu của bạn.

?Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

?Nguyên nhân và các lý do gây ra lạm phát?

Lạm phát xảy ra khi khối lượng tiền được lưu hành trong dân tăng lên bởi nhà nước phát hành thêm tiền do các nhu cầu cấp thiết như nội chiến, thâm hụt ngân sách, chiến tranh… Trong khi đó, số lượng hàng hóa không tăng khiến dân chúng sở hữu một lượng tiền dư thừa. Khi đó, giá cả sẽ tăng vọt và đồng tiền trở nên mất giá.

?Làm gì để giữ tiền khi lạm phát?

Muốn giữ được tiền khi lạm phát thì:
Thứ nhất
, tiêu tiền thông minh, khi lạm phát tăng, giá cả tiêu dùng cũng theo đó mà tăng nhiều hơn, chiếu theo thu nhập để giảm thiểu các khoản không cần thiết là bước đi đúng đắn lúc bấy giờ.
Thứ hai, luôn lập một quỹ dự phòng để ứng phó với các biến cố. Sau các khoản thiết yếu và khoản đầu tư thì vẫn phải có một quỹ dự phòng thường trực, kể cả đầu tư sinh lời hay lỗ thì quỹ này vẫn nên trích ra từng tháng, hoặc theo thời gian nhất định mà bản thân/tổ chức đề ra.
Thứ ba, xây dựng một danh mục đầu tư linh hoạt, nên chia vốn vào nhiều khoản, có khoản an toàn có khoản rủi ro, có khoản dài hạn và ngắn hạn.

4.7/5 - (9 bình chọn)