Nợ quá hạn là gì? Quy trình xử lý nợ quá hạn và tất tần tật những thông tin liên quan

Nợ quá hạn là gì? Quy trình xử lý nợ quá hạn ra sao? Nợ quá hạn mang đến hậu quả gì? Cách xóa nợ quá hạn? Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Hãy cùng Sky Invest tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.

Nợ quá hạn là gì? Quy trình xử lý nợ quá hạn và tất tần tật những thông tin liên quan

Nợ quá hạn là gì? Quy trình xử lý nợ quá hạn và tất tần tật những thông tin liên quan

Định nghĩa nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản tiền mà người vay mượn không trả đúng thời hạn quy định trong hợp đồng vay nợ với các tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền gốc và lãi. Các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức bị vướng vào tình trạng nợ quá hạn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của mình. Dựa vào lịch sử nợ xấu, khách hàng sẽ bị xếp vào đối tượng có điểm tín dụng thấp, khi đó, cơ hội để tiếp tục vay tín dụng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Các khoản nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của cá nhân và tổ chức đó. Ngoài ra, nếu lịch sử tín dụng có các khoản nợ quá hạn, khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn với các khoản vay khác trong tương lai.

Định nghĩa nợ quá hạn

Định nghĩa nợ quá hạn

Phân loại nợ quá hạn

Có nhiều cách phân loại các khoản nợ quá hạn, trong đó điển hình là cách phân loại dựa vào tính chất của khoản vay:

  • Nợ quá hạn vay thế chấp (nợ quá hạn có tài sản đảm bảo) Đây là khoản nợ mà người đi vay có thế chấp tài sản nhưng không trả nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này, đơn vị tài chính có thể thu hồi tài sản thế chấp để thu hồi vốn.
  • Nợ quá hạn vay tín chấp (nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo): Đây là khoản nợ mà người đi vay không có tài sản thế chấp và chưa trả nợ khi đến hạn. Với hình thức nợ này, đơn vị tài chính có nguy cơ không thể thu hồi khoản tiền gốc đã cho vay.
Phân loại nợ quá hạn

Phân loại nợ quá hạn

Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn còn được phân loại tuỳ thuộc vào thời gian trễ hạn như sau:

  • Nợ nhóm 1: Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
  • Nợ nhóm 2: Khoản nợ quá hạn 10 – dưới 30 ngày
  • Nợ nhóm 3: Khoản nợ quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày
  • Nợ nhóm 4: Khoản nợ quá hạn từ 90 – dưới 180 ngày
  • Nợ nhóm 5: Khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên

Quy trình xử lý nợ quá hạn

Mỗi hình thức nợ quá hạn sẽ có cách xử lý và thu hồi nợ khác nhau. Thông thường, các đơn vị tài chính sẽ áp dụng nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành từ ngân hàng nhà nước hoặc được ban hành riêng trong ngân hàng.

Quy trình xử lý nợ quá hạn

Quy trình xử lý nợ quá hạn

Căn cứ vào nhóm nợ của mỗi khách hàng mà các tổ chức cho vay sẽ có quy trình xử lý khác nhau. Trong đó, ngân hàng thường xử lý nợ quá hạn như sau:

  • Liên hệ với khách hàng để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu thanh toán khoản nợ.
  • Nếu khách hàng không có động thái trả nợ, ngân hàng gửi thông báo đến đơn vị khách hàng đang làm việc, các công ty mà khách hàng hợp tác kinh doanh để nhờ hỗ trợ giải quyết khoản nợ.
  • Một số ngân hàng sẽ chuyển việc đòi nợ cho bên thứ 3.
  • Trong trường hợp đã sử dụng các cách thức trên nhưng vẫn không thu hồi được khoản nợ thì đơn vị tài chính có thể kiện đòi nợ theo đúng quy định của pháp luật.

Hậu quả của việc nợ quá hạn

Khách hàng nợ quá hạn sẽ được liệt kê vào các nhóm nợ xấu tùy vào thời gian trễ hạn: 

Nhóm nợ Thời gian quá hạn Thời gian xem xét cho vay
Nợ nhóm 1 Quá hạn < 10 ngày Có thể được xem xét vay ngay
Nợ nhóm 2 Quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày (nhóm này vẫn còn được một số tổ chức tín dụng, ngân hàng hỗ trợ) Sau 12 tháng
Nợ nhóm 3 Quá hạn từ 30 ngày đến < 90 ngày Sau 5 năm
Nợ nhóm 4 Quá hạn từ 90 ngày đến < 180 ngày Sau 5 năm
Nợ nhóm 5 Quá hạn > 180 ngày  Sau 5 năm
Hậu quả của việc nợ quá hạn

Hậu quả của việc nợ quá hạn

Phí thu nợ quá hạn của Ngân hàng

Ngân hàng sẽ thu hồi nợ quá hạn dựa trên 2 quy định chung: 

  • Quy định của NHNN.
  • Quy định của riêng từng ngân hàng.
Phí thu nợ quá hạn của Ngân hàng

Phí thu nợ quá hạn của Ngân hàng

Ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ có cách xử lý phù hợp tùy theo tình hình nợ quá hạn thuộc nhóm nào. Các ngân hàng thông thường sẽ xử lý nợ theo những cách sau:

  • Thông báo cho tất cả các “con nợ”, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức về tình trạng nợ quá hạn. Lúc này, người đi vay có thể nêu ra hoàn cảnh khó khăn của họ và được yêu cầu tiếp tục hoàn trả khoản vay đúng hạn.
  • Ngân hàng sẽ liên tục thông báo cho các bên liên quan, chẳng hạn như đơn vị người vay công tác, đơn vị liên kết kinh doanh để nhờ hỗ trợ thu nợ nếu người vay vẫn không có động thái trả nợ được thực hiện.
  • Một số ngân hàng hiện đang lựa chọn việc ủy ​​thác thu hồi nợ cho bên thứ ba để họ xử lý thay.
  • Ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ chuyển sang kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật nếu các chiến lược đàm phán và thu hồi nói trên không thành công.

Cách xóa nợ quá hạn

Các khoản nợ quá hạn khi đã chuyển thành nợ xấu sẽ được ghi nhận trên trang thông tin tín dụng CIC. Điều này sẽ khiến khách hàng gặp khó khăn khi vay vốn. Ngân hàng chỉ nhận hỗ trợ khách hàng nếu họ xóa nợ quá hạn, nợ khó đòi theo quy trình sau:

Bước 1: Kiểm tra mình thuộc nhóm nợ nào bằng các cách sau:

  • Kiểm tra online CIC
  • Kiểm tra trực tiếp CIC cá nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia.
  • Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng nơi bạn thực hiện khoản vay.
Cách xóa nợ quá hạn

Cách xóa nợ quá hạn

Bước 2: Thanh toán toàn bộ các khoản nợ chưa trả, lãi và phí phạt phát sinh.

Bước 3: Đợi hệ thống thông tin tín dụng CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng

Cách xóa nợ quá hạn

Cách xóa nợ quá hạn

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Tuỳ vào quy định riêng của mỗi đơn vị cho vay cũng như đặc điểm khoản vay của mỗi khách hàng mà thời gian khởi kiện các khoản nợ quá hạn là khác nhau. Khi khoản nợ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu thì các ngân hàng có quyền đâm đơn kiện ra tòa theo quy định.

Thời hạn khởi kiện nợ quá hạn

Thời hạn khởi kiện nợ quá hạn

Theo quy định của Bộ luật hình sự, thời gian trả nợ là trong vòng 36 tháng. Nếu sau 36 tháng, khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và kiện ra toà án để xử lý. Tòa án sẽ xem xét và có những biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ.

Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị tài chính đều có những giải pháp để hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong một số hợp đồng, người đi vay vẫn có thể đàm phán với khách hàng để gia hạn thời gian vay vốn. Bởi vậy, trường hợp bạn chưa có khả năng thanh toán khoản vay của mình, bạn có thể liên hệ với bên cho vay để có những phương án xử lý phù hợp nhất, tránh thiệt hại cho cả hai bên.

Điểm giống và khác nhau giữa nợ quá hạn và nợ xấu

Điểm giống nhau

Cả hai đều là khoản vay vượt quá thời hạn trả nợ có cùng một công thức, cách tính lãi suất phạt nợ quá hạn như nhau.

Điểm khác nhau

  • Khi bạn nợ quá hạn nhưng chưa chuyển sang nợ khó đòi (chúng tôi chỉ đề cập đến khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày): Lịch sử mối quan hệ tín dụng của bạn, được hiển thị khi tra cứu CIC, là một khoản nợ tốt.
  • Khi bạn nợ quá hạn mà danh mục nợ thay đổi thành “nợ cần chú ý” – nhóm nợ 2: Việc vay vốn của bạn khó khăn hơn.
  • Khi bạn nợ quá hạn và trở thành nợ xấu: Bạn hoàn toàn không đủ điều kiện vay do lịch sử tín dụng của bạn rất xấu khi tra cứu trên CIC.
  • Khi bạn bị nợ xấu, bạn cũng phải trả một khoản chi phí được gọi là “phí xử lý nợ” ngoài lãi suất phạt của khoản nợ quá hạn.

Tuy nhiên, có những trường hợp, khoản nợ xấu của bạn sẽ được hỗ trợ miễn giảm lãi phạt nợ quá hạn và bạn chỉ phải trang trải các chi phí xử lý nợ. Nhưng trong trường hợp này, chỉ các khoản vay có các đặc điểm sau: Tổng số tiền trả gốc ngân hàng + Tiền lãi trong kỳ + Lãi phạt chậm trả vượt quá giá trị của tài sản thế chấp.

Điều này có nghĩa là tài sản thế chấp của bạn khi được bán ra chỉ thu về một một khoản tiền đủ để trả nợ gốc cộng với lãi suất đúng hạn, hoặc thậm chí đúng bằng số tiền ngân hàng cho bạn vay không tính lãi.


Với những thông tin chi tiết được trình bày trong bài viết trên, Sky Invest hy vọng rằng quý khách hàng sẽ có thêm cho mình những kiến thức cần thiết trong việc xử lý nợ quá hạn.

4.7/5 - (8 bình chọn)