Siêu dự án biển Mũi Né có bến chứa đến 1000 chiếc du thuyền, gọi tên Marina City

Sau sự thành công của NovaWorld Phan Thiết, Novaland sẽ tiếp tục với siêu dự án NovaWorld Mũi Né – Marina City, được định hướng trở thành “Thành phố Vịnh du thuyền – Điểm đến quốc tế”. Dự án có quy mô lên đến 700 ha với bến du thuyền quy mô hàng đầu châu Á 80ha, dễ dàng kết nối đến sân bay Phan Thiết, hứa hẹn sẽ là sức hút mới cho du lịch Bình Thuận.

Trong đó, nhà phát triển cho biết, điểm nhấn dự án là bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế với sức neo đậu hơn 1.000 chiếc du thuyền cùng nhiều trải nghiệm cho giới thượng lưu. Dự án Marina City Mũi Né giúp nâng tầm thương hiệu “Thủ phủ resort” giàu truyền thống, hướng tới các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng mọi khẩu vị xa hoa của tầng lớp tinh hoa toàn cầu, mang Marina City sánh vai cùng những thiên đường nghỉ dưỡng siêu sang vùng Địa Trung Hải.

Dự án hứa hẹn sẽ mang đến cho gia chủ tinh hoa và du khách thượng lưu những giá trị bản sắc văn hoá, một điều kiện tự nhiên sẵn có từ “rừng vàng biển bạc” độc đáo tại nơi đây qua một siêu phẩm đặc biệt đến từ Novaland.

Siêu dự án biển Mũi Né có bến chứa đến 1000 chiếc du thuyền, gọi tên Marina City

Siêu dự án biển Mũi Né có bến chứa đến 1000 chiếc du thuyền, gọi tên Marina City

Bước chuyển mình của du lịch Mũi Né, Bình Thuận – Điểm đến quốc tế mới

Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu đón 4,5 triệu lượt khách trong năm 2022, hướng tới chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (1992-2022). Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm để phát triển du lịch của cả nước.

Vào năm 1992, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận bắt đầu được xây dựng và phát triển. Khi đó, Bình Thuận hầu như không có dấu ấn nổi bật nào trên bản đồ du lịch trong nước và thế giới. Cho đến nay, tỉnh đã trở thành khu du lịch trọng điểm của quốc gia với các loại hình đa dạng như nghỉ dưỡng biển, tham quan, du lịch kết hợp chơi thể thao biển, du lịch tín ngưỡng, du lịch biển đảo…

Năm 1993, một cặp vợ chồng người Pháp liên doanh cùng Công ty Du lịch Bình Thuận lựa chọn Mũi Né, Phan Thiết làm nơi phát triển dự án nghỉ dưỡng, cũng là resort đầu tiên của Việt Nam. Với lượng khách chủ yếu là người Pháp, Đức và thường lưu trú dài ngày, công suất khai thác phòng tại đây thường đạt trên 90%.

Thành công của dự án thu hút sự quan tâm của các thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng lớn. Hàng chục khu nghỉ dưỡng xuất hiện tại Mũi Né, biến những làng chài, đồi cát ven biển dần trở thành địa danh du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Những thị trường khách quốc tế phổ biến nhất ở Mũi Né phải kể đến đó là Nga, Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Phần Lan, Hong Kong.

Phan Thiết (Bình Thuận) luôn là điểm đến được yêu thích của du khách trong và ngoài nước

Phan Thiết (Bình Thuận) luôn là điểm đến được yêu thích của du khách trong và ngoài nước

Tuy được khai thác du lịch từ khá sớm và sở hữu nhiều lợi thế từ khí hậu, biển xanh cát trắng, những vịnh biển có vị thế đắc địa đến kỳ quan thiên nhiên nhưng sau mấy chục năm, bất động sản nghỉ dưỡng Mũi Né vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng. Các loại hình, sản phẩm du lịch chưa đủ đa dạng để phục vụ nhu cầu và níu chân du khách ở lại lâu hơn. Với vị thế và tiềm năng du lịch đặc biệt, tỉnh Bình Thuận có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy “thủ phủ resort” Mũi Né bừng sáng.

Tính đến tháng 7, toàn tỉnh Bình Thuận có 382 dự án đầu tư du lịch, trong đó có 188 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh, tổng vốn đăng ký 70.000 tỷ đồng, tổng diện tích đất 6.300 ha. Trong đó, TP Phan Thiết đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là khu du lịch quốc gia, trở thành thương hiệu du lịch mang tầm quốc tế. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, khi sân bay Phan Thiết được đưa vào vận hành, du lịch Bình Thuận sẽ đạt được các thành tích lớn hơn nữa.

Bên cạnh đó, theo số liệu từ Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, lũy kế 7 tháng trong năm 2022 cho biết lượt khách du lịch ước đạt 2,9 triệu lượt, tăng 67,3% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu từ hoạt động du lịch lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 5.417,2 tỷ đồng, tăng 38,58% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Thuận dự kiến đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế khác biệt của địa phương: du lịch biển, thể thao, giải trí; du lịch văn hóa; du lịch chăm sóc sức khỏe; du lịch MICE; du lịch sinh thái…

Đồng thời, tỉnh cũng có những chính sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, du lịch. Đây là tiền đề để phát triển các các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng tích hợp quy mô, được quy hoạch bài bản đưa Bình Thuận vươn tầm trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Sức bật từ loạt dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn hồi sinh tại Mũi Né

Mũi Né từng được vinh danh bởi nhiều trang báo, tạp chí quốc tế uy tín. Cụ thể là top 10 điểm đến được khách du lịch quốc tế ưa thích nhất Việt Nam (theo Tour Opia), top 7 bãi biển đẹp nhất Việt Nam do Lonely Planet bình chọn hay top 10 điểm du lịch biển lý tưởng nhất châu Á (theo Asiaone)…

Giàu tiềm năng du lịch, Mũi Né luôn lọt top những điểm đến có lượt khách du lịch trong và ngoài nước cao trên cả nước. Năm 2020, danh hiệu “Khu du lịch quốc gia” được xem như đòn bẩy, thúc đẩy du lịch Mũi Né cũng như Bình Thuận trở thành điểm sáng du lịch tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tàu thuyền đậu trên biển Mũi Né

Tàu thuyền đậu trên biển Mũi Né

Bình Thuận phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu hút khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1,5 triệu lượt. Đến năm 2030 lượng du khách đến đây sẽ là 14 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 2,5 triệu lượt. Chuyên gia đánh giá, mục tiêu này hoàn toàn khả thi bởi Mũi Né đang được Chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản từ đường hàng không, đường bộ đến đường thủy.

Nhiều chuyên gia nhận xét, việc du lịch phát triển nhanh chóng và sự hình thành của những công trình lớn như đường cao tốc và sân bay là yếu tố quan trọng giúp Bình Thuận trở thành thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng giàu tiềm năng. Ngoài ra, sự xuất hiện của những dự án quy mô lớn được quy hoạch, phát triển bài bản cũng là lý do thúc đẩy ngành du lịch và kinh tế cho toàn tỉnh.

Trong đó, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dự kiến về đích vào cuối năm nay, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP HCM và Phan Thiết chỉ còn khoảng 2 tiếng. Sân bay Phan Thiết với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng có thể đón 2 triệu khách mỗi năm, dự kiến khánh thành giai đoạn một vào năm 2022. Cao tốc và sân bay khi đi vào hoạt động sẽ mở rộng và tăng cường liên kết vùng, giúp Mũi Né khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng đang có.

Anh Gia Huy – một nhà đầu tư đến từ Hà Nội nhận định ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Hercules (Monaco), Victoria (Hong Kong), Palm Jumeirah (Dubai) hay Marina Sand Bay (Singapore) cũng thay đổi diện mạo nhờ những tổ hợp nghỉ dưỡng như vậy.

“Mũi Né, Bình Thuận có lợi thế khác biệt là kỳ quan vịnh biển, phù hợp để phát triển các dự án thành phố vịnh trên bến du thuyền quốc tế. Nếu tối ưu lợi thế này và phát triển bài bản, không chỉ tạo sức bật phát triển cho Bình Thuận mà còn giúp Mũi Né vươn xa trên bản đồ du lịch thế giới”, anh Huy đánh giá.

Đoạn đầu kết nối với cao tốc Dầu Giây – TP HCM thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoạn đầu kết nối với cao tốc Dầu Giây – TP HCM thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Trong đó, có thể kể đến đô thị du lịch nghỉ dưỡng NovaWorld Phan Thiet với hệ sinh thái quy tụ hàng loạt tiện ích du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí, mua sắm đẳng cấp và nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà đầu tư. Đây là một dự án lớn với nhiều chức năng và tiện nghi đẳng cấp quốc tế, có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận trong tương lai và tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương.

Nhờ vậy, khi đến với Phan Thiết, du khách sẽ có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp từ hệ sinh thái đa dạng như cụm sân golf tiêu chuẩn PGA, Sport Complex, công viên giải trí Circus Land kiểu Mỹ, khách sạn quốc tế 5 sao Movenpick…

“Các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn như NovaWorld Phan Thiet có sự góp mặt của các thương hiệu vận hành danh tiếng sẽ là lực đẩy đưa Bình Thuận trở thành điểm đến quốc tế sau khi hoàn thiện”, ông Trần Bá Thiện, một nhà đầu tư vào dự án nhận định.

Sau sự thành công của NovaWorld Phan Thiet, Novaland sẽ tiếp tục với siêu dự án NovaWorld Mui Ne – Marina City, được định hướng trở thành “Thành phố Vịnh du thuyền – Điểm đến quốc tế”. Dự án có quy mô lên đến 800 ha với vịnh du thuyền có sức chứa lên đến 1.000 chiếc, dễ dàng kết nối đến sân bay Phan Thiết, hứa hẹn sẽ là sức hút mới cho du lịch Bình Thuận.

Hình phối cảnh dự án NovaWorld Mui Ne – Marina City với quy mô 680 ha

Hình phối cảnh dự án NovaWorld Mui Ne – Marina City với quy mô 680 ha

Sự góp mặt của các dự án quy mô như NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Mui Ne… được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng lớn cho ngành du lịch địa phương cũng như tạo tiền để để du lịch Việt Nam có thể vươn xa hơn trên thế giới.

4.7/5 - (12 bình chọn)