Trong quá trình thực hiện giao dịch, thì thuật ngữ tất toán tiết kiệm được xuất hiện khá phố biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tất toán tiết kiệm là gì? Có những hình thức tất toán nào? Thủ tục thực hiện tất toán tiết kiệm ra sao? Trong bài viết này Sky Invets sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu rõ hơn về hình thức giao dịch này.
Định nghĩa tất toán tiết kiệm
Những thuật ngữ như tất toán, đáo hạn hay tái tục… thường được gặp khi bạn giao dịch với ngân hàng. Không phải ai cũng hiểu và nhận ra được sự khác biệt của 2 thuật ngữ này.
Tất toán có nghĩa là bạn rút toàn bộ số tiền gốc và lãi từ sổ tiết kiệm. Khi bạn gửi tiết kiệm không có kỳ hạn thì bạn có thể tất toán tài khoản tiết kiệm bất cứ lúc nào. Trường hợp bạn gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thì kỳ hạn chính là ngày đáo hạn.
Tuy nhiên, khi ngày đáo hạn đã đến nhưng bạn không thực hiện thủ tục tất toán tài khoản hoặc nhận tiền lãi thì số tiền đó sẽ nhập vào tiền gốc và được tái tục – có nghĩa là đăng ký chu kỳ tiết kiệm mới giống như kỳ vừa rồi.
Nếu như bạn muốn tất toán sổ tiết kiệm trước ngày đáo hạn vì nhu cầu cấp bách nhưng số tiền hưởng được từ mức lãi suất không kỳ hạn vô cùng thấp. Do đó, nếu gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thì bạn hãy kiên nhẫn chờ cho đến ngày đáo hạn rồi tất toán.
Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là hình thức đầu tư nhàn rỗi và an toàn nhất trong các loại hình đầu tư. Bạn phải xác định nhu cầu mua hàng của mình để cho việc tiết kiệm có hiệu quả hơn. Nếu thu nhập của bạn chưa thực sự ổn định thì thay vì gửi dài hạn, bạn nên cân nhắc đến việc gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn để nhanh chóng được tất toán, hưởng lãi.
Nếu như bạn vẫn mông lung, chưa xác định được nhu cầu của mình thì việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn là lựa chọn thích hợp nhất, tuy lãi suất thấp nhưng bù lại bạn sẽ chủ động hơn trong việc tất toán. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, bạn có thể gửi tiết kiệm online hoặc các ứng dụng tích lũy nhưng bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để tránh tiền mất tật mang.
Những hình thức tất toán hiện nay
- Tất toán tài khoản ngân hàng
- Tất toán tài khoản tiết kiệm
- Tất toán khoản vay
- Tất toán trước hạn
- Tất toán bảo hiểm xã hội
- Tất toán tiền gửi có kỳ hạn
Có rất nhiều loại tất toán được sử dụng , mỗi loại đều có cách vận hành khác nhau, dưới đây là những loại tất toán thường gặp:
Tất toán tài khoản: là mô tả việc khách hàng kết thúc việc sử dụng tài khoản tại ngân hàng và không còn nhu cầu sử dụng tài khoản này nữa.
Ví dụ, khách hàng có gửi tiền tại ngân hàng, nhưng khi khách hàng muốn tất toán tài khoản này thì họ sẽ rút tiền bao gồm toàn bộ gốc và lãi và đóng tài khoản này.
Đối với các loại tài khoản khác nhau thì sẽ có những thời điểm tất toán tài khoản khác nhau và cũng tùy vào nhu cầu của khách hàng . Và thường có hai kiểu tất toán tài khoản dưới đây:
Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: nghĩa là khi đúng hạn, khác hàng được rút tiền gốc và lãi và có quyền yêu cầu đóng tài khoản .
Trong trường hợp mà khách hàng có nhu cầu rút tiền trước kỳ hạn thì lãi suất tiết kiệm sẽ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Vì thế khách hàng nên cân nhắc khi muốn tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn nhé.
Tất toán tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn là tài khoản mà khách hàng muốn rút bất kỳ lúc nào cũng được mà không cần báo trước. Và theo đúng bản chất thì khi tất toán khách hàng không gặp bất kỳ trở ngại nào mà thời gian thực hiện cũng diễn ra rất nhanh chóng.
Tất toán khoản vay: Tất toán khoản vay là thời điểm khách hàng hoàn thành khoản vay cho bên vay. Khách hàng có thể thực hiện thủ tục này trước thời gian mà không cần nhất thiết phải chờ đến đúng ngày được ký trên hợp đồng.
Tất toán trước hạn: Nghĩa là khách hàng đang không thực hiện đúng quy định trong hợp đồng lúc khách hàng ký vay tiền. Điều này rất nguy hiểm bởi vì khi bạn trả nợ trước hạn cho các ngân hàng thì khách hàng rất dễ bị phạt theo điều khoản của hợp đồng đã đưa ra. Việc trả trước hạn này coi như khách hàng đang phá vỡ hợp hồng. Mức phí phạt tất toán trước hạn sẽ tùy thuộc vào thời gian mà khách hàng tất toán và cũng tùy thuộc vào ngân hàng đang vay vốn.
Thường phí tất toán trước hạn được quy định trong hợp đồng lúc khách hàng ký vay tiền. Nếu không để ý thì khi khách hàng trả nợ trước hạn cho các ngân hàng rất dễ bị phạt vì điều khoản trong hợp đồng này. Đồng nghĩa khách hàng đã phá vỡ hợp đồng. Mức phí phạt tất toán trước hạn tùy thuộc vào thời gian mà khách hàng tất toán và ngân hàng khác nhau.
Tất toán tài khoản tiết kiệm: Là một giao dịch giữa người vay có sở hữu sổ tiết kiệm và ngân hàng. Nếu như khách hàng cần tiền và dùng sổ tiết kiệm của mình để vay thì nhân viên tín dụng sẽ làm hồ sơ cho khách hàng. Khi tới ngày đáo hạn thì giao dịch vay tiền giữa khách hàng và ngân hàng sẽ kết thúc.
Quy trình thực hiện thủ tục tất toán tiết kiệm
Mỗi ngân hàng đều sẽ có những yêu cầu khác nhau về những giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục tất toán tiết kiệm. Thông thường bạn sẽ cần những thông tin, giấy tờ cá nhân cơ bản như hợp đồng ký kết, CMND/thẻ căn cước để làm thủ tục tất toán sổ tiết kiệm. Hoặc bạn cũng có thể truy cập website ngân hàng/ website của app để gọi điện hỏi hoặc gọi hotline để hỏi trước những giấy tờ cần thiết, tránh phải đi lại nhiều lần.
Các bước cần làm để tất toán sổ tiết kiệm:
- Bước 1: Mang sổ tiết kiệm, CCCD/CMND ra ngân hàng để làm thủ tục tất toán. Nếu số tiền gửi của bạn quá lớn, hãy gọi trước với ngân hàng để tránh chờ đợi quá lâu.
- Bước 2: Đến ngân hàng và điền phiếu thông tin, đợi kiểm tra thông tin và khớp chữ ký thì bạn sẽ được làm thủ tục và nhận lại tiền.
Điểm khác nhau giữa tất toán và đáo hạn
Tất toán | Đáo hạn | |
Giống nhau | Nếu cùng gửi tiền có kỳ hạn mà khi người gửi quyết định tất toán vào ngày đáo hạn thì hai thời điểm này tương tự nhau. | Nếu cùng gửi tiền không kỳ hạn thì ngày đáo hạn chính là ngày tất toán. |
Khác nhau |
Tất toán là hoạt động chấm dứt một khoản tiết kiệm hoặc một hợp đồng vay vốn. |
Đáo hạn là hoạt động thanh toán các khoản trong hợp đồng như: trả nợ khoản đã vay, tất toán khoản tiết kiệm… |
Những câu hỏi liên quan về tất toán tiết kiệm
- Sổ tiết kiệm đáo hạn khi nào?
Thời gian đáo hạn sổ tiết kiệm chính là ngày cuối cùng của khoản tiết kiệm được tính kể từ ngày bắt đầu. Ví dụ: Nếu bạn mở tài khoản tiết kiệm vào ngày 1/1 với 6 tháng kỳ hạn gửi thì ngày sổ tiết kiệm của bạn đáo hạn là ngày 1/7.
Tương tự với khoản vay tín dụng, ngày đáo hạn là ngày cuối cùng bạn thanh toán các khoản nợ và lãi nếu không sẽ bị phạt vì phá vỡ hợp đồng.
- Khi nào tất toán sổ tiết kiệm?
Thời gian tất toán sổ tiết kiệm là khi khách hàng đến ngân hàng rút cả gốc và lãi cho khoản tiết kiệm của mình. Nếu khách hàng gửi tiết kiệm không thì hạn thì có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Còn trường hợp gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì thời gian tất toán thường rơi vào ngày đáo hạn sổ tiết kiệm. Khách hàng có thể nhận cả tiền gốc và lãi hoặc có thể tái tục – tiếp tục gửi tiết kiệm nếu bạn chưa muốn tất toán.
- Chi phí khi tất toán trước hạn?
Với tài khoản tiết kiệm, nếu khách hàng chọn tính lãi vào cuối kỳ thì bạn sẽ không phải trả phí khi tất toán trước hạn.
- Tất toán tiền gửi tiết kiệm trực tuyến là gì?
Khi bạn gửi tiết kiệm online thì việc tất toán sẽ được rút ngắn thời gian và trở nên tiện lợi hơn. Khách hàng chỉ cần làm thủ tục trên điện thoại và toàn bộ tiền gốc + lãi sẽ được chuyển về tài khoản thanh toán của khách hàng.
Khách hàng cần thực hiện đúng hợp đồng với cả tài khoản tiết kiệm online và nếu tất toán trước ngày đến hạn, khách hàng cũng được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
? Tất toán tiết kiệm là gì?
Tất toán tài khoản tiết kiệm là một giao dịch giữa người vay có sở hữu sổ tiết kiệm và ngân hàng. Nếu như khách hàng cần tiền và dùng sổ tiết kiệm của mình để vay thì nhân viên tín dụng sẽ làm hồ sơ cho khách hàng. Khi tới ngày đáo hạn thì giao dịch vay tiền giữa khách hàng và ngân hàng sẽ kết thúc.
? Những loại hình tất toán phổ biến hiện nay?
– Tất toán tài khoản ngân hàng
– Tất toán tài khoản tiết kiệm
– Tất toán khoản vay
– Tất toán trước hạn
– Tất toán bảo hiểm xã hội
– Tất toán tiền gửi có kỳ hạn
? Thủ tục thực hiện tất toán tiết kiệm ra sao?
Các bước cần làm để tất toán sổ tiết kiệm:
Bước 1: Mang sổ tiết kiệm, CCCD/CMND ra ngân hàng để làm thủ tục tất toán. Nếu số tiền gửi của bạn quá lớn, hãy gọi trước với ngân hàng để tránh chờ đợi quá lâu.
Bước 2: Đến ngân hàng và điền phiếu thông tin, đợi kiểm tra thông tin và khớp chữ ký thì bạn sẽ được làm thủ tục và nhận lại tiền.