Tiến độ mở rộng cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây cập nhật mới nhất 2023

Tiến độ mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây luôn được đông đảo nhà đầu tư cũng như cư dân quan tâm và theo dõi. Cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây là một trong những dự án hạ tầng trọng điểm của khu vực TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được xem là một trong những đòn bẩy hạ tầng giúp bất động sản nơi đây trở nên vô cùng sáng giá và tiềm năng. Trong bài viết này Sky Invest sẽ tổng hợp và mang đến cho khách hàng tiến trình xây dựng cụ thể nhất và kịp thời nhất.

Tiến độ mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây cập nhật mới nhất 2023

Tiến độ mở rộng cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây cập nhật mới nhất 2023

Tổng quan về Cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây – Tính cấp bách của dự án

  • Tên dự án: Mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây
  • Vị trí: km 4 đến km 25+920 – Đoạn từ nút giao đường vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (viết tắt là VEC)
  • Số vốn đầu tư: 14.786 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay sử dụng trong quá trình xây dựng)
  • Nguồn vốn: VEC tự huy động kết hợp với các nguồn vốn hợp pháp khác
  • Đơn vị quản lý: Bộ GT-VT
  • Chiều dài cần mở rộng: 21.92km
  • Khởi công: 2023
  • Năm hoàn thành: Tháng 1/2026

Dự án Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, do VEC làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đã đưa vào khai thác từ năm 2016. Từ đó đến nay, lượng xe trên cao tốc này tăng trung bình khoảng 10,45%/năm. Hiện nay, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (dài gần 21km) đã mãn tải bốn làn xe, nhu cầu vận tải vượt 25% so với năng lực thông hành của đường…

Do đó, việc nghiên cứu đầu tư mở rộng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là rất cần thiết và cấp bách, đặc biệt là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác vào cuối năm 2025.

Mở rộng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là rất cần thiết và cấp bách

Mở rộng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là rất cần thiết và cấp bách

Sau khi xem xét, Bộ GTVT thống nhất với đề nghị của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao cho VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng dự án đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Phía Bộ GTVT cũng lưu ý trong quá trình nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, VEC phải tính toán và báo cáo cụ thể khả năng cân đối vốn và cơ chế có liên quan để có thể thực hiện dự án này. Theo phương án được Bộ GTVT lựa chọn, VEC sẽ tự huy động vốn để thực hiện đầu tư mở rộng, tổ chức vận hành, khai thác và thu phí toàn bộ tuyến đường để hoàn vốn đầu tư. Thủ tục đầu tư dự án sẽ theo quy định của Luật Đầu tư.

Phương án này được phía Bộ GTVT đánh giá có ưu điểm là tiến độ triển khai thuận lợi và dự kiến đầu năm 2026 hoàn thành, kịp với tiến độ sân bay Long Thành; không phải xử lý xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư mới và VEC.

Mở rộng đường cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2026

Mở rộng đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2026

Hiện tại, Đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây có tổng quy hoạch như sau:

  • Đoạn An Phú – vành đai 2 (km 0 đến km 4+514) có nền đường rộng 25,5m do UBND TP.HCM đầu tư, xây dựng quy mô 4 làn xe;
  • Đoạn vành đai 2 – Long Thành – Dầu Giây nền đường rộng 27,5m, xây dựng quy mô 4 làn xe, dài 50km do VEC đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư là 20.600 tỉ đồng. Khởi công ngày 3-10-2009 và hoàn thành đi vào khai thác thu phí từ ngày 30-6-2016. Dự án này hiện đang giao thu phí trong 20 năm để hoàn trả các khoản vay. Bao gồm cả 1 phần kinh phí từ vốn vay ODA.

Các phương án đầu tư khác của dự án mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây

Bộ GTVT đã giao VEC nghiên cứu thêm các phương án đầu tư của dự án này.

Phương án 1: Sử dụng vốn ngân sách Nhà nước nước hoặc vốn vay nước ngoài (vốn ODA, vốn vay ưu đãi).

Tuy nhiên, phương án đầu tư công được đánh giá là tạo áp lực lên ngân sách Nhà nước vốn rất căng thẳng trong giai đoạn hiện nay do đang phải dồn nguồn lực để thực hiện các dự án đường bộ cao tốc như cao tốc Bắc-Nam phía Đông và một số dự án cao tốc, dự án quan trọng quốc gia khác.

Trường hợp sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến sử dụng vốn vay nước ngoài, dự kiến cuối năm 2027 mới có thể hoàn thành.

Phương án 2: Đầu tư theo phương thức PPP loại hợp đồng BOT.

  • Phương án này có nhược điểm Bộ GTVT vẫn phải bố trí vốn ngân sách Nhà nước để tham gia dự án, trong khi Bộ không cân đối được vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
  • Rất khó tách bạch doanh thu (không thể phân chia doanh thu theo làn xe), chi phí bảo trì và trách nhiệm quản lý, vận hành đường cao tốc (như hệ thống nút giao, hệ thống chiếu sáng, hệ thống giao thông thông minh…) giữa nhà đầu tư và VEC (dẫn đến xung đột lợi ích);
  • Tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư, dự kiến cuối năm 2027 mới có thể hoàn thành.

Phương án 3: Nhượng quyền đầu tư.

Phương án này có tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư, dự kiến đầu năm 2028 mới có thể hoàn thành. Trong khi đó, pháp luật chưa có quy định rõ Bộ GTVT hay VEC có thẩm quyền tổ chức nhượng quyền.

VEC đã nghiên cứu 4 phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và kiến nghị chọn phương án giao cho VEC tự huy động nguồn vốn để có thể thi công mở rộng và thu phí tuyến đường để hoàn vốn đầu tư.

Quy hoạch chi tiết dự án mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây

Theo đề xuất của VEC, doanh nghiệp này sẽ nghiên cứu đầu tư mở rộng đoạn từ nút giao vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (hiện chưa thi công). Tổng chiều dài đoạn mở rộng là 21,92km, với mức đầu tư khoảng 14.786 tỉ đồng.

Quy hoạch chi tiết dự án mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây

Quy hoạch chi tiết dự án mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây

UBND TP.HCM đầu tư mở rộng nút giao An Phú và đoạn từ nút giao này đến nút giao vành đai 2 dài 4km (km0 đến km4) do đoạn này đã được VEC bàn giao cho UBND TP.HCM quản lý, vận hành khai thác và bảo trì. Về quy mô, công trình mở rộng cao tốc sẽ có thiết kế như sau:

  • Khúc từ nút giao vành đai 2 đến khúc nút giao vành đai 3 (km4 đến đoạn km8 + 770) VEC: Mở rộng từ 4 lên quy mô 8 làn xe đúng theo quy hoạch cũ do đoạn này nằm ngoài diện tích phạm vi quy hoạch cao tốc.
  • Khúc từ nút giao vành đai 3 đến khúc nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (km8 + 770 đến đoạn km25 + 920): Mở rộng lên 10 làn xe đúng theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021.
Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và kiến nghị chọn phương án giao cho VEC tự huy động nguồn vốn

Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và kiến nghị chọn phương án giao cho VEC tự huy động nguồn vốn

Tiến độ mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây cập nhật mới nhất 

Dự án Mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây dự kiến thực hiện từ đầu năm 2023 và hoàn thành vào quý 1/2026.

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật tiến độ dự án này trong thời gian sớm nhất.

?Vị trí mở rộng cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây ở đâu?

Vị trí mở rộng cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây: km 4 đến km 25+920 – Đoạn từ nút giao đường vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

?Thời gian khởi công mở rộng cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây khi nào?

Dự án Mở rộng cao tốc HCM Long Thành Dầu Giây dự kiến thực hiện từ đầu năm 2023 và hoàn thành vào quý 1/2026.

?Chủ đầu tư dự án mở rộng cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây là ai?

Chủ đầu tư dự án mở rộng cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

4.8/5 - (9 bình chọn)