Tổng hợp chi tiết các thông tin mới nhất hiện nay về Room tín dụng

Room tín dụng là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực ngân hàng, được hiểu là hạn mức cho vay của ngân hàng. Room tín dụng đóng vai trò như giới hạn an toàn cho mức tăng trưởng tín dụng trong hệ thống NHNN, nó đang cho thấy những tác động tích cực đến nền kinh tế, giúp hạn chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Vậy Room tín dụng là gì? Ngân hàng nhà nước phân bổ Room tín dụng ra sao? Hãy cùng Sky Invest tìm hiểu chi tiết về nội dung này trong bài viết sau nhé. 

Tổng hợp chi tiết các thông tin mới nhất hiện nay về Room tín dụng

Tổng hợp chi tiết các thông tin mới nhất hiện nay về Room tín dụng

Room tín dụng và tổng hợp các định nghĩa liên quan

Định nghĩa Room tín dụng

Room trong tiếng Anh ngoài nghĩa là căn phòng (như bedroom: phòng ngủ, bathroom: phòng tắm, living room: phòng khách) còn có nghĩa là phạm vi. Room tín dụng là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực ngân hàng, được hiểu là hạn mức cho vay của ngân hàng.

Định nghĩa Room tín dụng

Định nghĩa Room tín dụng

Năm 2011, room tín dụng chính thức được triển khai tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đang trải qua một giai đoạn biến động kinh tế với tỷ lệ lạm phát vô cùng cao, xuất phát từ việc cung tiền liên tục gia tăng ở mức rất cao trong nhiều năm. Để hạn chế và ngăn chặn việc này tiếp tục xảy ra, Ngân hàng nhà nước (NHNN) luôn công bố room tín dụng quy định tăng trưởng tín dụng tối đa vào đầu mỗi năm. Nói một cách đơn giản, room tín dụng là giới hạn cho vay của một ngân hàng.

Dựa trên mức tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế, NHNN sẽ phân phối tỷ lệ room tín dụng cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước tùy vào sức khỏe tài chính của các ngân hàng như hiệu quả quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng.

Định nghĩa Room tín dụng

Định nghĩa Room tín dụng

Ví dụ: Đầu năm 2022, hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng X là 10%. Ngân hàng X có quy mô tín dụng là 100.000 tỷ đồng. Vậy trong năm 2022, ngân hàng X được cấp tín dụng tối đa là: 100000 x 110% = 110.000 tỷ

Định nghĩa hết Room tín dụng

Hết room tín dụng hay cạn room tín dụng dùng để chỉ trường hợp ngân hàng đã sử dụng hết giới hạn tín dụng mà NHNN quy định và không thể tiếp tục cho vay. Việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngân hàng cũng như các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tín dụng.

Như đã nói ở trên, tỷ lệ phân phối room tín dụng sẽ được quyết định dựa trên sức khỏe tài chính của hiệu quả quản lý tín dụng của một ngân hàng. Khi một NHTM được phân chia mức tỷ suất tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước hoặc thấp hơn các NHTM trong cùng hệ thống có nghĩa là ngân hàng đó có mức rủi ro tài chính cao trong quá khứ so với các đối thủ cạnh tranh.

Định nghĩa hết Room tín dụng

Định nghĩa hết Room tín dụng

Rủi ro này có thể đến từ việc ngân hàng cho vay lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu hoặc tập trung và các ngành có rủi ro cao như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản…

Định nghĩa nới Room tín dụng

Thông thường NHNN sẽ áp room tín dụng cho từng NHTM để có thể quản lý và quản lý rủi ro trong hệ thống NHTM liên quan đến việc cấp tín dụng. Tránh việc NHTM có quá ít vốn nhưng lại cho khách hàng vay quá nhiều.

Và khi hết room tín dụng, NHTM không thể tiếp tục cho khách hàng vay nữa. Lúc này, NHTM có thể yêu cầu NHNN “nới” room tín dụng. Và việc quyết định sẽ tùy thuộc vào việc NHNN rà soát và kiểm tra.

Room tín dụng và tổng hợp các định nghĩa liên quan

Room tín dụng và tổng hợp các định nghĩa liên quan

Cơ chế phân loại Room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước sử dụng

Để kiểm soát tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế, NHNN Việt Nam đã xây dựng giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu toàn ngành từ năm 2012 và đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho từng tổ chức tín dụng.

Cơ chế phân loại Room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước sử dụng

Cơ chế phân loại Room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước sử dụng

NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng 2022 khoảng 14% tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022, với những điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế. NHNN xây dựng mục tiêu tăng trưởng theo định hướng 14% dựa trên các yếu tố: Tăng trưởng tín dụng thực tế năm 2021 (tăng 13,61% so với 12,17% năm 2020); Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5–6,5%; lạm phát khoảng 4% và dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở lạm phát diễn biến, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, NHNN cho biết đã phân bổ mức tăng trưởng tín dụng 2022 cho từng TCTD trên hai cơ sở chính:

  • Thứ nhất được xác định theo hoạt động của từng tổ chức tín dụng khi được đánh giá dựa trên các tiêu chí và cách tính điểm chi tiết tại Thông tư 52/2018 / TT-NHNN.
  • Thứ hai là cần tính đến một số yếu tố cụ thể hóa chính sách và triết lý hoạt động của chính phủ và ngân hàng nhà nước, bao gồm tiêu chuẩn hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư BĐS, trái phiếu, tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở để nâng hoặc hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD trong quá trình điều chỉnh/phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.

Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại quy định hạn mức Room tín dụng?

Room tín dụng được đặt ra nhằm quản lý chặt chẽ khả năng tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng, hai mục tiêu này luôn được đặt song song với nhau.

Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại quy định hạn mức Room tín dụng?

Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại quy định hạn mức Room tín dụng?

Tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm soát

Trước khi có sự can thiệp của room tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã từng chạm ngưỡng 30 – 50%. Đây là mức tăng trưởng vượt quá khả năng quản trị của các NHTM. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy cho ngành tài chính như mất cân đối vốn, lạm phát hay mất khả năng thanh toán. Việc sử dụng room tín dụng là cần thiết để đặt ra một giới hạn an toàn cho việc cấp tín dụng ngân hàng.

Chất lượng tín dụng được đảm bảo

Room tín dụng giúp các ngân hàng ý thức được khả năng cho vay là có hạn và sẽ cẩn trọng hơn khi lựa chọn khách hàng. Tiêu chuẩn cho vay được đặt ra chặt chẽ cùng việc ưu tiên các hồ sơ minh bạch sẽ hạn chế phát sinh nợ xấu.

Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại quy định hạn mức Room tín dụng?

Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại quy định hạn mức Room tín dụng?

Bên cạnh đó, người vay là cá nhân hay tổ chức có hiểu biết về room tín dụng cũng hiểu rằng ngân hàng chỉ có thể cho vay trong khả năng có hạn nên sẽ có sự cẩn trọng về số tiền vay và phương thức sử dụng.

Ngoài ra, NHNN cũng có chính sách siết room tín dụng nhằm hạn chế sự tăng trưởng quá mức của một số ngành, điển hình như bất động sản hay chứng khoán.

Thông tin mới nhất về nới Room tín dụng và tăng trưởng Room tín dụng

Báo cáo NHNN cho biết, kể từ đầu năm 2022, lạm phát trên toàn thế giới đã tăng mạnh do chi phí của nhiều loại hàng hóa và nguyên vật liệu tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga – Ukraine cũng như sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Phần lớn các ngân hàng trung ương chính trên thế giới đều đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát áp lực lạm phát tăng cao trên toàn cầu tác động đến đời sống người dân và nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô.

Thông tin mới nhất về nới Room tín dụng và tăng trưởng Room tín dụng

Thông tin mới nhất về nới Room tín dụng và tăng trưởng Room tín dụng

Ở trong nước, với nhu cầu đầu tư và hoạt động kinh doanh sản xuất thực tiễn chủ yếu dựa vào tín dụng của hệ thống ngân hàng, để điều hành chính sách tiền tệ giúp kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo an ninh cho hoạt động thương mại, ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu, đưa ra các chỉ tiêu tín dụng trọng tâm hàng năm và thay đổi phù hợp với thực tế, qua đó góp phần nhiều vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Theo đánh giá của WB, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới khi tỷ lệ này đạt 124% vào cuối năm 2021. Đây là dấu hiệu cảnh báo Việt Nam về những rủi ro tiềm ẩn về rủi ro bất ổn vĩ mô.

Thông tin mới nhất về nới Room tín dụng và tăng trưởng Room tín dụng

Thông tin mới nhất về nới Room tín dụng và tăng trưởng Room tín dụng

Ngày 7/9, NHNN đã cấp thêm hạn mức tín dụng từ 1 – 4% đối với 4 ngân hàng “lớn”, cũng như một số NHTM khác được xếp hạng tốt hoặc đang tham gia tái cơ cấu.

Cập nhật Room tín dụng mới nhất của 18 ngân hàng

Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng mới được công bố, có khoảng 18 ngân hàng thương mại đã được NHNN nới room tín dụng. Nhìn chung, NHNN vẫn ưu tiên các NHTM có cơ cấu và hoạt động tín dụng lành mạnh, cơ cấu lại các tổ chức tài chính kém hiệu quả.

18 NHTM được nới room tín dụng chiếm khoảng 80% tín dụng của toàn hệ thống. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia, hạn mức tín dụng mới sẽ đưa tổng tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13% vào cuối năm, tiệm cận với mục tiêu NHNN đặt ra là 14%. Điều đó chứng tỏ rằng việc có thêm đợt nới room tín dụng trong năm 2022 là vô cùng hạn chế.

Danh sách NHTM được nới room tín dụng và tỷ lệ nới hạn mức tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng được cập nhật trong bảng dưới đây:

Cập nhật Room tín dụng mới nhất của 18 ngân hàng

Cập nhật Room tín dụng mới nhất của 18 ngân hàng

Với tình hình hiện nay, có thể nhận định rằng tăng trưởng tín dụng đang chậm lại một cách rõ rệt. Dù có nhiều ý kiến đề xuất nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lên 15 – 16% nhưng NHNN quyết định duy trì mục tiêu 14% vào đầu năm nay.

Điều đó cho thấy sự thận trọng của NHNN trước những biến động của nền kinh tế, NHNN cũng muốn ngăn cản một cuộc chạy đua tăng lãi suất có thể hình thành trong bối cảnh nhu cầu tín dụng trong nước đang vô cùng mạnh mẽ.


Room tín dụng đóng vai trò như giới hạn an toàn cho mức tăng trưởng tín dụng trong hệ thống NHNN, nó đang cho thấy những tác động tích cực đến nền kinh tế, giúp hạn chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Hy vọng qua bài viết trên đây, Sky Invest đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Room tín dụng, từ đó có thêm các thông tin hữu ích trong quá trình đầu tư tài chính của mình.

4.7/5 - (8 bình chọn)