Bản đồ quy hoạch TP Thủ Đức, bản đồ hành chính TP Thủ Đức mới nhất năm 2022

Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức, bản đồ hành chính thành phố Thủ Đức cập nhật mới nhất 12/2024, khi quý khách hàng muốn “chi tiền” để kiếm lời thì việc đầu tư vào kênh bất động sản là một trong những xu hướng an toàn nổi bật nhất hiện nay, trong đó các khu đất tại thành phố Thủ Đức đang giành được đông đảo sự quan tâm, chú ý từ các nhà đầu tư.

Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Bài viết dưới đây được đội ngũ nghiên cứu thị trường Sky Invest cập nhật mới nhất về Thông tin Bản đồ quy hoạch – Bản đồ hành chính thành phố Thủ Đức, Thông tin chính xác về diện tích, dân số, kinh tế – xã hội, giao thông, sử dụng đất và phát triển không gian và tiện tích thành phố Thủ Đức, được tổng hợp từ các nguồn trên Internet đáng tin cậy nhất.

Cơ sở hạ tầng thành phố Thủ Đức

Cơ sở hạ tầng thành phố Thủ Đức

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC MỚI NHẤT 12/2024

Quy hoạch Khu đô thị sáng tạo

Về quy hoạch phát triển đô thị, thành phố phía Đông sẽ có 6 trung tâm đổi mới sáng tạo.

1/ Khu đô thị mới Thủ Thiêm – Trung tâm công nghệ tài chính của khu vực

Trong nhiều năm qua, Thủ Thiêm với vị trí thuận lợi, nằm dọc sông Sài Gòn lại tiếp giáp với khu vực đô thị lõi trung tâm TPHCM nên được quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị hiện đại, trở thành trung tâm tài chính của TPHCM.

Theo quy hoạch, Thủ Thiêm có diện tích 647 ha, là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố và của cả khu vực, có vị trí quốc tế, là trung tâm giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa.

2/ Khu Rạch Chiếc – Khu thể thao và sức khỏe

Khu Rạch Chiếc được quy hoạch định hướng thành nơi kinh doanh thể thao, chăm sóc sức khỏe của Đông Nam Á. Đây cũng là khu vực thể hiện tiềm năng của TPHCM như một điểm đến quốc tế về y học thể thao cũng như các ngành nghề về thể thao, từ đó thu hút người lao động có thu nhập cao đến sinh sống tại TPHCM.

3/ Khu công nghệ cao (SHTP) – Trung tâm sản xuất tự động hóa và công viên khoa học

Với năng lực sản xuất sẵn có, khu công nghệ cao TPHCM có nhiệm vụ thúc đẩy tương lai sản xuất và thiết kế sáng tạo. Hiện khu công nghệ cao đã có công ty sản xuất sử dụng công nghệ cao và các đầu tư giáo dục quốc tế, trong khi đó công viên khoa học đang được đầu tư xây dựng và hình thành tại phường Long Phước, quận 9.

4/ Đại học Quốc gia TPHCM – Khu trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục

Đại học Quốc gia TP HCM với quy mô hơn 643 ha là nơi tập trung quần thể giáo dục đào tạo, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Đây cũng sẽ là một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, mở rộng hợp tác liên ngành và thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.

5/ Khu Tam Đa – Trung tâm công nghệ sinh thái

Khu Tam Đa được định hướng phát triển thành trung tâm công nghệ sinh thái, có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ẩm thực, nông nghiệp công nghệ cao, những khu vườn mưa, khu trường đại học, khu vực ven biển ngập mặn và các trục chính phát triển. Theo quy hoạch, khu Tam Đa có quy mô 25ha, hiện trạng đang là quỹ đất an ninh quốc phòng quân sự, tiếp giáp kênh rạch, sông và đường Tam Đa.

6/ Khu Trường Thọ – Đô thị tương lai

Khu Trường Thọ với tầm nhìn trở thành đô thị công nghệ phía Đông của TPHCM với ý tưởng độc đáo, mang tính cách mạng nhất về công nghệ. Khu vực này sẽ thúc đẩy việc tái phát triển cảng Trường Thọ thành địa điểm lý tưởng để phát triển dự án thành phố thông minh.

Bản đồ quy hoạch 6 trọng điểm sáng tạo, TP Thủ Đức

Bản đồ quy hoạch 6 trọng điểm sáng tạo, TP Thủ Đức

Quy hoạch giao thông 

1/ Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây

Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55,7km, bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ (quận 2) và có điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai).

Nhiệm vụ kết nối giao thông, kinh tế giữa TPHCM với Tây Nguyên và các vùng Đông Nam Bộ, rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Phan Thiết từ 5 giờ xuống còn 3 giờ, từ TPHCM đi Vũng Tàu từ 2,5 giờ xuống còn 1,5 giờ.

Quy mô 8 làn xe vào năm 2025 với tổng vốn đầu tư 9.800 tỷ đồng.

2/ Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)

Tuyến metro số 1 được xem là động lực lớn xét cả về kinh tế và thị trường bất động sản mà thành phố Thủ Đức sở hữu. Được khởi công trong năm 2012, dự kiến hoàn thành vào năm 2019 nhưng phải đến năm nay tuyến tàu điện ngầm này mới chính thức được đưa vào vận hành do đội vốn, chậm tiến độ. Dù chưa hoàn thành nhưng tuyến giao thông này đã có tác động đáng kể đến thị trường bất động sản lân cận.

3/ Bến xe miền Đông mới

Với diện tích 16ha, lớn gấp gần 4 lần bến xe cũ, đây là bến xe có quy mô lớn nhất Việt Nam. Bến xe miền Đông mới đi vào hoạt động, trở thành cú hích cho sự phát triển của thành phố phía Đông và góp phần giải tỏa tình trạng ùn tắc nghiêm trọng ở các tuyến đường xung quanh bên xe cũ, làm giảm áp lực lưu thông đối với các tuyến đường giao thông nội thành.

4/ Đại lộ Phạm Văn Đồng

Là một trong những tuyến đường huyết mạch chủ chốt của TPHCM, Đại lộ Phạm Văn Đồng với chiều dài 13,6km có nhiệm vụ kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với trung tâm TPHCM, đi qua các quận Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức.

5/ Hầm chui Mỹ Thủy

Hầm chui Mỹ Thủy có tổng số vốn gần 2.400 tỷ đồng, là dự án giao thông trọng điểm của TPHCM. Khi hoàn thiện, dự án giao thông này sẽ giải tỏa tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối với đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái. Bên cạnh đó, hầm chui Mỹ Thủy còn góp phần tăng cường an toàn giao thông trên tuyến, hoàn chỉnh quy hoạch tại khu vực và đồng bộ hạ tầng giao thông.

6/ Hầm Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm có tác động lớn đối với sự phát triển khu Đông, được đánh giá là công trình quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây. Hầm Thủ Thiêm cũng là cú hích cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm mà Thành phố Thủ Đức sẽ tiếp tục hưởng lợi từ công trình đặc biệt này trong tương lai.

Cùng với đó, khi cầu Thủ Thiêm 2 – kết nối trung tâm TPHCM với khu đô thị Thủ Thiêm hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện trục giao thông tại thành phố và giảm áp lực giao thông cho khu vực.

7/ Hạ tầng giao thông khác

Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải TPHCM, trong giai đoạn 2020-2022, thành phố sẽ tiếp tục nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phía Đông:

  • Xây dựng đoạn kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội
  • Mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 4m
  • Mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m
  • Xây dựng đường kết nối cảng Cát Lái với đường Vành đai 2.
  • Tiến hành triển khai thí điểm 5 tuyến xe buýt điện theo mô hình vận tải công cộng sạch, không phát sinh khí thải.
Bản đồ Hạ tầng giao thông thành phố Thủ Đức

Bản đồ Hạ tầng giao thông thành phố Thủ Đức

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC MỚI NHẤT 12/2024

Sự phát triển của thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 đến nay

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó:

Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.

Đây là thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Bản đồ thành phố Thủ Đức mới nhất

Bản đồ thành phố Thủ Đức mới nhất

Vị trí địa lý thành phố Thủ Đức

Tên đơn vị

Thành Phố Thủ Đức

Thành lập

01/01/2021

Biệt danh

Thành phố phía Đông

Vùng

Đông Nam Bộ

Diện tích

211,56 km²

Dân số 

1.013.795 người

Mã hành chính

769

Phân chia hành chính                       

34 phường

Vị trí

Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai

  • Phía Tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn

  • Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)

  • Phía Bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương.

Hành chính thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức có 34 phường trực thuộc: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Dân số năm 2019 là 1.013.795 người, mật độ dân số đạt 4.792 người/km2. Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2030, dân số toàn thành phố Thủ Đức đạt khoảng 1,5 triệu người, năm 2040 đạt khoảng 2,2 triệu người và sau năm 2040 là 3 triệu người.

Bản đồ hành chính thành phố Thủ Đức

Bản đồ hành chính thành phố Thủ Đức

Thông tin nổi bật thành phố Thủ Đức

✔ Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như:

  • Xa lộ Hà Nội
  • Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
  • Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K.
  • Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2022.

✔ Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao.


Thông tin bản đồ quy hoạch và hành chính Thành phố Thủ Đức đến năm 2030 thể hiện rõ đây là khu vực phát triển mạnh các công trình dịch vụ cùng sự đồng bộ hạ tầng giao thông. Sky Invest chúng tôi hi vọng những thông tin bản đồ hữu ích này sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đầu tư đúng đắn nhất.

4.8/5 - (9 bình chọn)