Lễ cúng động thổ là gì? 5 bước lưu ý khi tiến hành lễ cúng động thổ

Lễ cúng động thổ được xem là nghi thức truyền thống diễn ra trước khi xây dựng bất kì công trình nào để mọi việc diễn ra thuận lợi, tránh gặp những điều không may đến với công trình, giúp gia chủ – chủ đầu tư gặp nhiều may mắn hơn, kinh doanh buôn bán phát tài, phát lộc. Tuy nhiên vẫn không ít người vẫn thực hiện sai nghi thức này và vướng phải một số điều cấm kỵ không mong muốn. Hãy cùng Sky Invest tìm hiểu tất tần tật về lễ cúng động thổ nhé!

Cúng động thổ là gì? 5 bước lưu ý khi tiến hành lễ cúng động thổ

Cúng động thổ là gì? 5 bước lưu ý khi tiến hành lễ cúng động thổ

Lễ cúng động thổ là gì?

Lễ cúng động thổ là nghi thức xin phép Thổ Địa trước khi bắt đầu khởi công xây dựng từ nhà ở đến công trình lớn với các nghi thức như làm lễ cúng và xin phép thần linh, xúc cát, và thông báo đến mọi người. Đây là một trong những nghi thức lâu đời của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Người ta tin rằng, Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai, vì thế, khi có sự tác động đến đất, như đào móng, xây nhà… thì phải có lễ cúng.

Lễ động thổ hay còn gọi là lễ cúng thần đất

Lễ động thổ hay còn gọi là lễ cúng thần đất

  • Và sau khi kết thúc buổi lễ này, công trình của bạn chính thức được tiến hành đi vào xây dựng.
  • Tổ chức lễ động thổ còn thể hiện lòng thành tâm của gia chủ đối với thần linh, thổ địa cai quan mảnh đất đó, cầu cho mọi sự tốt lành, thuận lợi trong xây dựng.
  • Và cũng là hình thức thông báo bắt đầu tiến hành xây dựng công trình. Từ xa xưa, theo quan niệm của người Việt, những mảnh đất như xưởng sản xuất, khu tái chế.
  • Hay các khu nhà ở, công trình trường học, cầu đường, bệnh viện đều có các vị thần linh thổ địa cai quản.
  • Chính vì vậy, khi làm gì đụng chạm đến đất đai tức là đụng chạm đến long mạch của mảnh đất đó, đến thần linh mảnh đất đó.

Thế nên, trước khi tiến hành vào xây dựng người ta thường làm lễ động thổ cáo lễ và cầu mong các vị thần linh, thổ địa phù hộ độ trì cho được may mắn, khỏe mạnh, tránh gặp những rủi ro, những điều không may mắn với công trình.

Nguồn gốc lễ cúng động thổ

Lễ động thổ có nguồn gốc từ Trung Hoa bắt đầu từ năm 113 Trước Công Nguyên dưới thời vua Vũ Hán Đế. Theo dòng lịch sử, nghi lễ này được người Hoa truyền bá tới người Việt và duy trì đến tận ngày nay. Nên người Việt thường thực hiện nghi thức này một cách trang trọng, cầu kỳ với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Theo quan niệm từ phương đông là trên mảnh đất của chúng ra chuẩn bị xây dựng có những vong linh của người đã khuất đang cư ngụ hoặc là nơi từng diễn ra các hoạt động tâm linh linh thiêng…

Do đó việc làm lễ cúng là một hành động mang ý nghĩa trình báo rằng sắp có hoạt động xây dựng diễn ra trên mảnh đất này, mong muốn rằng các vong linh đó hoan hỷ rời sang một nơi khác để công việc xây dựng được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

Lễ động thổ có nguồn gốc từ Trung Hoa

Lễ động thổ có nguồn gốc từ Trung Hoa

Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là sự trình báo đến Thổ địa và Thành hoàng đang quản lý khu đất đó rằng sẽ có hoạt động xây dựng diễn ra trên mảnh đất này. Người Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc từ xa xưa, quan niệm rằng đất có Thổ địa, khi đào xới đụng chạm tới đất phải cúng kiếng xin phép Thổ địa.

Người tổ chức sẽ chuẩn bị lễ và sớ để báo cáo và dâng lên thần đất. Hiện nay, trong các buổi lễ động đất xây nhà người chủ trì nghi lễ sẽ sử dụng quốc để lấy một cục đất và đặt lên bàn cúng nhằm xin Thổ Thần cho phép gia chủ động đất xây dựng.

Bởi tính chất của nghi lễ đó, nên hầu hết người Việt Nam khi tiến hành xây mội ngôi nhà mới đều làm lễ cúng động thổ với hi vọng công việc sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, cuộc sống hiền hoà về sau.

Ý nghĩa lễ cúng động thổ

Bên cạnh nguồn gốc văn hóa, truyền thống của lễ cúng động thổ, thì nghi lễ này còn mang ý nghĩa duy tâm và phong thủy sâu sắc. Người Việt ta quan niệm rằng: Đất đai là nơi trú ngụ của những vong linh. Nên khi có sự thay đổi, động chạm đến đất đai, người còn sống cần phải hành lễ để “mời” những vong linh đó chuyển đi nơi khác.

Còn xét theo khía cạnh phong thủy, cúng động thổ là bước đầu để khai thông, kích hoạt nguồn năng lượng của mảnh đất. Nhờ đó giúp gia chủ sống tại mảnh đất đó nhận được nhiều điều may mắn, an vui. Và quá trình xây dựng cũng được suôn sẻ, thuận lợi.

Mâm cúng lễ động thổ cần chuẩn bị những gì?

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.

Mâm lễ cúng thường gồm có:

  • Một con gà luộc: trong các lễ cúng của người Việt thường chọn gà cúng là gà trống, có chân, mỏ và mình vàng để mang lại may mắn
  • Một bộ tam sên (miếng thịt luộc, con tôm luộc, trứng vịt luộc): Bộ ba tam sên đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, thường cúng Thần Tài, Thổ Địa nhằm cầu bình an và sung túc cho gia đạo.Một chén gạo
  • Một chén muối
  • Ba ly nước trà
  • Một cốc rượu trắng
  • Một đĩa ngũ quả.

Vật tâm linh gồm có:

  • Một bình hoa: Bạn nên chọn hoa cúng động thổ là hoa cúc và một vài nhành hoa khác, hoa cúc theo quan niệm của người Việt thể hiện lòng hiếu thảo muốn hướng về tổ tiên. Vì vậy, hoa cúc thường xuất hiện trên bàn thờ hoặc các lễ cúng của người Việt
  • Hai cây đèn cầy: Nó tượng trưng cho sự mong muốn, vươn lên trong cuộc sống về một tương lai tươi sáng
  • Một bó nhang: Sự kết nối giữa gia chủ với các vong linh hay thổ địa của khu đất
  • Một đĩa bánh kẹo và giấy tiền vàng mã.
Mâm cúng lễ động thổ đầy đủ

Mâm cúng lễ động thổ đầy đủ

Nghi thức tiến hành lễ cúng động thổ

Chọn được ngày lành tháng tốt

Trong nghi thức cúng động thổ xây nhà mới, xác định ngày giờ tháng tốt vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định đến sự bình an sau này của ngôi nhà.

Theo tử vi, ngày – tháng – năm – giờ tốt cần phải hợp với tuổi của gia chủ. Tức là người đứng ra làm đại diện cho công trình thi công (hay mượn tuổi của người hợp tuổi).

Chuẩn bị mâm cúng

Tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ, tuy nhiên tốt nhất nên sắm mâm cúng đầy đủ như trên. Nên lưu ý rằng, lễ vật cần phải chuẩn bị phải mới, chưa qua sử dụng, các thức ăn như thịt, tôm, chè, xôi còn mới, không bị ôi thiu. Việc chuẩn bị các lễ vật này nên chú ý và cẩn thẩn vì đây được xem là tấm lòng của mình.

Tiến hành cúng động thổ

ĐỐI VỚI CÚNG ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ

Gia chủ sẽ an bài mâm lễ cúng động thổ ở vị trí giữa khu đất bạn muốn động thổ. Sau đó tiến hành thắp 2 cây đèn cầy đã chuẩn bị ở hai bên và đốt 7 cây nhang nếu gia chủ là nam, và 9 cây nhanh nếu gia chủ là nữ. Sau đó người chủ trì sẽ bắt đầu đọc bài văn khấn lễ cúng động thổ. Sau khi đọc xong bài văn khấn gia chủ sẽ bổ nhát cuốc đầu tiên lên mảnh đất sau đó thợ xây nhà sẽ bắt đầu đào từ nhát cuốc đầu tiên mà gia chủ đã bổ xuống.

ĐỐI VỚI CÚNG ĐỘNG THỔ CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Đối với cúng động thổ xây nhà cho các công trình xây dựng, các công việc cũng được tiến hành tương tự như cúng động thổ cho gia chủ. Tuy nhiên, ngoài việc khấn thần Đất, Thổ Địa, cần phải khấn thêm tổ Lỗ Ban (ông tổ nghề xây dựng).

Sau khi nhang tàn, người được mượn tuổi sẽ đặt viên gạch đầu tiên cho công trình xây dựng và các người thợ khác sẽ bắt đầu xây từ viên gạch đã đặt. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành nghi lễ, người chủ trì sẽ đổ rượu nước ra công trình, đốt giấy vàng mã, rải muối gạo, phát lộc,… tuyệt đối không mang lễ về nhà.

Thực hiện khấn vái cúng động thổ phải quay về mâm lễ để khấn

Thực hiện khấn vái cúng động thổ phải quay về mâm lễ để khấn

Chuẩn bị bài cúng và văn khấn động thổ

Bài văn khấn động thổ xây nhà (bài cúng động thổ làm nhà) cũng đòi hỏi sự chính xác và phù hợp. 

Văn khấn cúng động thổ

Văn khấn cúng động thổ

5 bước cần lưu ý khi cúng động thổ

Lễ động thổ là một sự kiện được duy trì từ xa xưa đến nay, như một tín ngưỡng của tổ tiên để lại. Trong làm ăn kinh doanh, thì đó cũng là bước đi đầu tiên cho sự khởi đầu ” Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt ”.

Do vậy, khi tổ chức nghi thức này gia chủ cần nắm rõ 5 bước cần lưu ý khi tổ chức lễ động thổ, nếu không sẽ phạm phải sai lầm đáng tiếc mà đáng lẽ ra không nên có.

Bước 1: Xem phong thủy, chọn ngày giờ

  • Trước khi tiến hành xây dựng, gia chủ đừng bao giờ quên xem phong thủy trước khi tiến hành xây dựng.
  • Theo ngũ hành, thì sự ảnh hưởng về địa điểm và thời gian mang có sự ảnh hưởng tương đối lớn đối với một nghi thức mang tính tâm linh.
  • Và trước khi đào những nhét móng đầu tiên cho công trình của bạn, xem phong thủy chọn ngày giờ là những công việc vô cùng quan trọng.
  • Xem phong thủy, chọn ngày tốt tránh những ngày xấu mang lại những điều không may đến cho gia chủ.
  • Chọn ngày tốt theo phong thủy như các ngày Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần,…. và nên tránh những ngày xấu như Hắc đạo, Trùng tang, Hùng phục, Thổ cấm, Sát chủ.
Vấn đề chọn ngày giờ, xem phong thủy là một trong 5 bước đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi tiến hành tổ chức lễ động thổ

Vấn đề chọn ngày giờ, xem phong thủy là một trong 5 bước đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi tiến hành tổ chức lễ động thổ

Bước 2: Tuổi tác gia chủ

Một bước đáng lưu ý nữa, trước khi tiến hành làm lễ động thổ, khởi công đó là cần xem tuổi tác của gia chủ.

  • Tuổi tác của khách hàng của là một yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự kiện được tổ chức.
  • Người mà có các sao chiếu bản mệnh xấu, hay phạm vào những năm như Kim lâu, Hoàng thì không nên tiến hành xây dựng công trình.
  • Khi tuổi tác của gia chủ không phù hợp với năm tiến hành xây dựng, nhưng công trình phải bắt buộc tiến hành đi vào xây dựng.
  • Thì có thể làm một thủ tục theo dân gian gọi là mượn tuổi xây dựng, sau khi xong công trình thì làm thủ tục trả tuổi xây dựng.

Nhưng có một lưu ý trong mượn tuổi xây dựng, đó là mượn tuổi xây dựng chỉ là biện pháp mang hơi hướng nhiều về tâm lý, mọi chuyện không suôn sẻ hay vận hạn vẫn xảy ra đối với gia chủ, chứ không xảy ra với người cho mượn tuổi xây dựng kia.

Bước 3: Chọn hướng, thời tiết lễ động thổ

1. CHỌN HƯỚNG TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH LÀM LỄ ĐỘNG THỔ

Xem hướng xây nhà, hướng xây dựng công trình, là một trong những yếu tố không thể nào thiếu trước khi tiến hành lễ động thổ.

  • Từ xem hướng để xác định hướng chính xác, để tiến hành làm lễ động thổ. Gia chủ có thể chọn hướng xây dựng công trình theo năm và tuổi tác của mình.
  • Và hầu như người xây dựng, không thể tự chọn hướng xây dựng công trình của mình, vì mảnh đất để xây dựng đã có địa thế nhất định.

Khi đó, có thể xác định hướng tiến hành xây dựng công trình sao cho hợp phong thủy nhất theo những gợi ý dưới đây:

  • Lấy hướng khu xưởng sản xuất, hoặc công trình nhà ở xây dựng theo hướng sông hồ.
  • Hướng trước của nhà nên để, một khoảng trống.
  • Nên chọn hướng xây dựng công trình hướng ra đường, hướng ra những con phố chính.
  • Dựa vào hướng gió, để chọn hướng nhà tránh những hướng gió độc, nên chọn hướng gió đông nam, đông bắc…

2. THỜI TIẾT LỄ ĐỘNG THỔ

Thời tiết lễ động thổ còn dựa theo ngày, giờ, tháng, làm lễ động thổ. Chọn được giờ đẹp, ngày đẹp, tháng đẹp thì việc ảnh hưởng do thời tiết có thể giảm đi rất nhiều.

Bước 4: Trình tự thực hiện lễ cúng động thổ

Tiến hành lễ động thổ, khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì gia chủ hay chủ thầu các công trình xây dựng đặt những nhát xẻng xúc cát đầu tiên.

Trình báo với thổ thần, xin được động thổ mảnh đất nơi sẽ diễn ra công trình xây dựng, sau buổi lễ động thổ bắt đầu máy móc và công nhân tiến hành vào xây dựng.

Trước tiến hành khấn, thắp nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Bắt đầu khấn và khi tiến hành làm lễ động thổ gia chủ hoặc chủ đầu tư phải có khoảng cách an toàn khỏi nơi động thổ, công trình xây dựng.

Bước 5: Chuẩn bị những lễ vật trong cúng lễ động thổ

Lễ vật cúng trong lễ động thổ, phải được gia chủ chuẩn bị kĩ càng không được để thiếu sót đồ vật gì. Vì những lễ vật đó thể hiện sự thành kính và tấm lòng của con người đó với thần linh, thổ địa.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, thì gia chủ hoặc chủ đầu tư công trình xây dựng là những người cầm xẻng xúc những xẻng cát đầu tiên, trình với thổ thần xin phép được động thổ tiếp

Sau đó kết thúc buổi lễ, bắt đầu máy móc vào tiến hành công việc đào móng và triển khai xây dựng công trình.

4.8/5 - (9 bình chọn)