Mua bán nhà cũ hiện nay đang là một trong những kênh đầu tư phổ biến. Việc mua bán này cần phải thực hiện thật cẩn thận, xem xét, khảo sát, đắn đo cân nhắc rồi mới nên ra quyết định xuống tiền. Trên thực tế đã có rất nhiều người vì thiếu kinh nghiệm nên đã phải hối hận sau khi mua nhà. Chính vì vậy, trong bài viết này Sky Invest sẽ tổng hợp những kinh nghiệm chọn mua nhà cũ từ thực tế nhằm giúp quý khách hàng tham khảo trước khi đưa ra quyết định mua nhà.
1. Vị trí của ngôi nhà cần mua
Vị trí địa lý của ngôi nhà là yếu tố hàng đầu mà ai mua nhà cũng phải quan tâm. Dù là nhà mới hay nhà cũ thì vị trí của ngôi nhà luôn là yếu tố quan trọng nhất và thường được mọi người nhắc đến trước tiên trong các tiêu chí để đánh giá nhà đất. Vị trí quyết định đến tính tiện dụng, giá cả và môi trường sống xung quanh. Thông thường, một ngôi nhà tốt sẽ nằm ở những vị trí thuận lợi về mặt giao thông, gần nhiều tiện ích và dịch vụ thiết yếu như: chợ, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, công viên, nhà văn hóa…
2. Xác định kỹ hướng nhà
Kinh nghiệm mua nhà cũ, chúng ta cần lưu ý thứ 2 chính là hướng của ngôi nhà. Vì ông bà ta từ xưa đã quan niệm rằng hướng nhà sẽ ảnh hưởng đến vận may cũng như sức khỏe, tiền tài của người trong gia đình. Chính vì thế mà khi mua nhà, mặc dù mua nhà cũ hay mua đất nền để xây nhà chúng ta cũng nên lưu tâm đến vấn đề hướng nhà.
Hướng nhà được xác định trên tuổi của gia chủ (người trụ cột trong gia đình), gia chủ tuổi gì thì hợp với hướng nào. Đừng vì cảm giác thích thú lúc đó mà quyết định chọn mua, mà bỏ qua yếu tố hướng. Cũng có thể do nguyên nhân không hợp hướng nhà mà trong cuộc sống gia đình sau này sẽ xảy ra những vấn đề không như ý muốn hoặc gây ra khó khăn, trở ngại cho thành viên trong gia đình.
Theo kinh nghiệm mua nhà cũ nên kiểm tra xem yếu tố phong thủy nhà ở có tốt không. Những địa hình xung quanh có hợp với phong thủy như đường đam vào nhà, nằm cạnh đồi hay ao rãnh nước đọng… Đất có vuông vắn hay méo mó không, đất vuông sẽ đẹp hơn so với đất méo và về phong thủy thì đất vuông, hoặc đằng sau cao rộng hơn trước sẽ tốt hơn đất hẹp và thấp hơn trước.
3. Tìm hiểu lịch sử và nguồn gốc của ngôi nhà
Khi quyết định mua một ngôi nhà cũ để ở có nghĩa là Quý khách và gia đình phải gắn bó với ngôi nhà này. Chính vì vậy ngoài những vấn đề liên quan đến hướng, vị trí… Quý khách cũng nên tìm hiểu lịch sử của ngôi nhà mình định mua. Vì điều này có thể ảnh hưởng tới cuộc sống lâu dài của Quý khách sau này.
Nếu chủ ngôi nhà này đang có nợ nần hoặc tranh chấp, nhất quyết không mua, dù rẻ mấy cũng không mua, đừng ham rẻ kẻo rước họa. Hay người bán nhà muốn bán vì khu vực đó phức tạp, dân trí thấp, hoặc nhiều tệ nạn…
4. Môi trường cư dân xung quanh
Người Việt chúng ta thường quan niệm “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Do đó, việc tìm hiểu dân cư xung quanh nơi bạn sẽ mua là một việc hết sức quan trọng. Dù là định cư lâu dài, hay chỉ là mua lại kinh doanh thì khu dân cư nơi đó cũng là một điểm sáng để bạn đề cập với người khác. Một nơi ở dân cư hiền hòa, dân trí cao, đoàn kết sẽ mang lại sự an tâm trong cuộc sống hơn một khu vực tụ tập tệ nạn xã hội.
5. Xem kỹ sổ hồng riêng của ngôi nhà
Nên lưu ý những thông tin đề cập trong sổ hồng của ngôi nhà, nếu là nhà hai tầng trở lên nhưng trong sổ hồng chỉ đề cập đến đất, thì có nghĩa nhà xây không phép (hoặc chưa được hoàn công), nếu sau này nhà nước có thu hồi thì chỉ được đền bù phần đất riêng phần nhà sẽ không được đền bù, Quý khách hãy nhớ “lấy cớ” để đòi giảm giá.
- Nếu DT thực của ngôi nhà là 50m2 nhưng trong sổ hồng chỉ 40m2 thì họ lấn chiếm 10m2, vậy Quý khách hãy thương lượng để chỉ phải trả tiền cho 40m2 trong sổ hồng
- Nếu người bán không phải là chính chủ, Quý khách hãy yêu cầu họ cho gặp chính chủ mang tên sổ hồng căn nhà, để thuận tiện cho việc sang tên đổi chủ sau này.
- Nếu mua nhà cấp 4, DT < 30 m2, thì yêu cầu chủ nhà xin giấy phép xây dựng cho căn nhà. Sau khi hoàn thành mới nên đặt cọc tiền mua.
6. Kiểm tra tính phong thuỷ của căn nhà
Khi tìm mua nhà cũ tốt nhất là nên đi xung quanh ngôi nhà và kiểm tra phong thủy tốt hay không?
VD: Ngôi nhà nằm bên cạnh một ngọn đồi là không tốt trong phong thủy, nhưng nếu ngọn đồi, hay tòa nhà cao tầng ở đằng sau ngôi nhà thì lại rất tốt.
- Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật.
- Đằng sau rộng hơn và cao hơn đằng trước là điều tốt lành.
7. Lưu ý với những căn nhà cũ sửa sang, sơn phết lộng lẫy
Có rất nhiều chủ nhà trước khi xác định bán họ đã cho sửa sang nâng nền, lát gạch và sơn phết căn nhà cũ của mình thật lộng lẫy mục đích là nhằm bán nhà được giá cao. Nếu chỉ là sơn sửa lại nhìn cho bắt mắt thì không đáng nói nhưng có những nhà cũ nát được tân trang lại nhằm che đi khiếm khuyết như tường cũ mục nát, nứt nặng hay thấm dột… Nếu người mua chỉ nhìn bề ngoài mà không xem xét cẩn thận thì sẽ rất dễ bị lừa.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhà mới sửa sang đều có mục đích để che giấu khuyết điểm. Thực tế có nhà được sửa laị để gia chủ đón tết, nhà có tiệc cưới hỏi…Vì vậy, nếu bạn không rành về kỹ thuật thì có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nếu mua được nhà vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn thì càng tốt.
8. Kiểm tra chất lượng, nội thất và kiến trúc nhà
Công năng sử dụng phù hợp là 1 trong 4 yếu tố chính của xây dựng. Vì thế, bạn nên xem xét kiến trúc ngôi nhà có phù hợp với gia đình mình không hay nội thất cần sửa chữa, thay thế những gì. Nhiều bạn muốn ngôi nhà mình mua có kiến trúc thật phù hợp với phong thủy, tuy nhiên việc đó hoàn toàn có thể điều chỉnh. Quan trọng là bạn cần xem xét tính hợp lý để có thể đưa ra thỏa thuận phù hợp với người bán.
9. Quan sát ngôi nhà vào nhiều thời điểm khác nhau
Khi đã chọn một căn nhà cũ nào đó hãy xem nhà vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, trong tháng để chắc rằng có thể thích nghi với ngôi nhà trong mọi thời điểm. Quý khách đến xem nhà vào những ngày đẹp trời do chủ nhà hẹn, họ sắp xếp thật chu đáo, với sự gọn gàng sạch sẽ, nhưng rất có thể khi đêm về, nhà máy kế bên hoạt động gây ồn, hay hàng xóm sinh hoạt làm phiền Quý khách.
10. Chốt giao dịch
Khi người mua và người bán đồng ý giao dịch với nhau, giấy đặt cọc, làm giấy tờ chuyển nhượng thường mất từ 15 đến 30 ngày. Trong giai đoạn này, hãy luôn giữ liên lạc với chủ nhà nhằm tránh những thay đổi phút chót. Đồng thời, đừng quên hỏi thăm trước các thủ tục hành chính khi sang nhượng nhằm tránh tranh chấp hay bất đồng phát sinh giữa 2 bên mua – bán.
Nếu người mua cần vay vốn ngân hàng, đây là lúc cần triển khai nhanh các thủ tục. Mức độ chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ vay vốn sẽ giảm bớt thời gian xét duyệt của ngân hàng và tăng khả năng phần trăm “giải ngân” của ngân hàng.
11. Người thứ 3 làm chứng
Hãy đảm bảo có người thứ 3 để làm chứng cứ cho việc giao nhận tiền của Quý khách nhằm tránh phát sinh rủi ro. Một lời khuyên của Invert nữa là nên chuyển khoản, việc chuyển khoản tiền mua nhà để có giấy chứng nhận từ ngân hàng. Nếu điều kiện không cho phép, nên giao dịch khi ra công chứng văn bản chuyển nhượng tại cơ quan pháp luật. Hoặc có người làm chứng riêng đại diện cho mỗi bên cùng tham gia chứng kiến và ký vào thủ tục chứng minh đã giao dịch.